Quy định mới về điều tiết giao thông đường thủy

Từ 1/3, đơn vị quản lý tổ chức điều tiết khống chế giao thông đường thủy khi xuất hiện sự cố, TNGT, vật chướng ngại, điểm cạn trên luồng tàu.

Theo quy định tại Thông tư số 42/2021 của Bộ GTVT (về công tác điều tiết khống chế bảo đảm ATGT, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa; có hiệu lực từ 1/3/2022), các điều kiện, tiêu chí để tổ chức điều tiết khống chế đảm bảo ATGT đường thủy được quy định cụ thể hơn và phạm vi rộng hơn so với trước.

Quy định mới về điều tiết giao thông đường thủy ảnh 1
Điều tiết giao thông thủy phục vụ thi công thanh thải chướng ngại vật trên sông Đuống.

Cụ thể, các trường hợp tổ chức khống chế bảo đảm ATGT: tại các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT tại khu vực luồng chạy tàu thuyền hạn chế; công trình vượt sông, trên luồng hoặc hành lang luồng, cảng bến thủy có ảnh hưởng đến ATGT đường thủy; khi xuất hiện tình huống đột xuất có yếu tố bất lợi cho công trình, giao thông thủy: sự cố, TNGT có nguy cơ gây ùn tắc giao thông; có vật chướng ngại trên luồng, điểm cạn gây ra cản trở giao thông; trường hợp phòng, chống thiên tai (khan cạn, bão lũ), cứu nạn, cứu hộ; hoạt động diễn tập, thể thao, lễ hội, họp chợ…

Trường hợp được điều tiết khống chế giao thông bằng trạm thường trực, mỗi trạm tối thiểu phải có tàu công suất 33-90CV, ca nô cao tốc từ 25-90CV. Tại khu vực cửa sông giáp biển, tuyến đường thủy nối với đảo, bố trí tàu có công suất đến 150CV, xuồng cao tốc công suất đến 200CV.

Đội ngũ nhân lực làm công tác chỉ huy, trực tiếp tham gia điều tiết khống chế giao thông phải đảm bảo số lượng và trình độ đào tạo theo quy định tại thông tư.

Cũng theo quy định mới, đơn vị điều tiết phải trang bị camera giám sát tại khu vực và trên phương tiện điều tiết để ghi hình liên tục, rõ nét công việc và phục vụ công tác giám sát. Hình ảnh được lưu trữ tối thiểu 1 tháng hoặc đến khi kết thúc tháng nghiệm thu công việc.

Cục Đường thủy nội địa VN hoặc cơ quan quản lý được ủy quyền chấp thuận và tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động điều tiết khống chế giao thông trên đường thủy quốc gia, Sở GTVT các địa phương thực hiện đối với đường thủy địa phương.

Điều tiết khống chế bảo đảm ATGT đường thủy là việc tổ chức cảnh báo, hướng dẫn phương tiện thủy đi lại, neo đậu trong các tình huống bất lợi nhằm bảo đảm an toàn và hạn chế ùn tắc giao thông đường thủy.

Lực lượng điều tiết có nhiệm vụ hướng dẫn phương tiện thủy đi, dừng, neo đậu theo đúng quy chế được công bố. Khống chế, ngăn chặn và xử lý các trường hợp phương tiện giao thông vi phạm quy chế, gây mất trật tự an toàn giao thông trên khu vực điều tiết;

Cứu nạn những trường hợp sự cố, tai nạn và những tình huống rủi ro khác có nguy cơ gây mất an toàn xảy ra trên khu vực điều tiết.

atgt.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường thủy

Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường thủy

Tỉnh Lào Cai có mạng lưới sông, suối dày đặc, hoạt động tàu, thuyền phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, thực tế đáng lo ngại đang là nhận thức của một số người dân về trật tự, an toàn giao thông đường thủy còn hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, nhất là khi mùa mưa lũ đang đến gần.

Lào Cai: Mưa lớn diện rộng, một số tuyến giao thông bị sạt lở và ngập úng

Lào Cai: Mưa lớn diện rộng, một số tuyến giao thông bị sạt lở và ngập úng

Do ảnh hưởng của rìa bắc rãnh áp thấp, kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao, trên địa bàn tỉnh Lào Cai sáng sớm 27/6 có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 120 mm. Các địa phương có mưa rất to như thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát và Mường Khương gây ngập úng, sạt lở nhiều tuyến giao thông.

Cán bộ Đội CSGT số 3, phòng CSGT, Công an tỉnh tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự trên tuyến địa bàn phụ trách.

Không gián đoạn, không bỏ trống địa bàn

Từ ngày 1/3/2025, cơ cấu tổ chức bộ máy của lực lượng công an toàn quốc đã không còn tổ chức công an cấp huyện. Để đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), không làm gián đoạn hoạt động, không bỏ trống địa bàn, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh Yên Bái đã tăng cường bố trí lực lượng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên toàn địa bàn.
Lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy kiểm tra, nhắc nhở việc chấp hành các quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa trên hồ Thác Bà.

Gỡ khó cho phương tiện thủy

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 452 phương tiện hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa, trong đó có 259 phương tiện loại nhỏ, gắn động cơ có công suất thấp, chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân; 193 phương tiện thuộc diện đăng ký, đăng kiểm (166 phương tiện đang hoạt động, 27 phương tiện dừng hoạt động).
fb yt zl tw