Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Với 458/461 đại biểu tán thành (chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội thông qua sáng 30/11.

Toàn cảnh Phiên họp sáng 30/11. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Toàn cảnh Phiên họp sáng 30/11. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11km2 và quy mô dân số 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.

Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc thành phố Huế bảo đảm có hiệu lực thi hành cùng thời điểm với nghị quyết này. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế được đổi tên để hoạt động với tên gọi thành phố Huế kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

Theo nghị quyết của Quốc hội, ngoài các chế độ, chính sách đối với thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ chế, chế độ, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn tiếp tục được thực hiện trên địa bàn thành phố Huế cho đến hết giai đoạn áp dụng hoặc đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Tại báo cáo giải trình, tiếp thu dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết tất cả đại biểu Quốc hội đều tán thành cao với chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng việc trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương có ý nghĩa hết sức quan trọng, ghi nhận và đánh dấu thành tựu nổi bật trong việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh đô thị hóa gắn với phát triển kinh tế đô thị của cả nước.

Đối với ý kiến còn băn khoăn về tỷ lệ số đơn vị hành chính đô thị trực thuộc thành phố Huế và chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước còn thấp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, thành phố Huế được thành lập với nhiệm vụ trọng tâm là để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận nên về nguyên tắc sẽ không nhấn mạnh yêu cầu về tỷ lệ đô thị hóa mà chú trọng nhiều hơn cho việc bảo đảm chất lượng và tính bền vững trong phát triển đô thị.

Việc thành lập thành phố Huế sẽ là động lực để Chính phủ, cấp ủy và chính quyền địa phương triển khai thực hiện các quy hoạch, chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt, có phương hướng và kế hoạch đầu tư, phát triển cụ thể nhằm tăng cường chất lượng đô thị, phát triển nhanh, mạnh và bền vững kinh tế đô thị, từ đó từng bước nâng cao thu nhập bình quân đầu người và các chỉ tiêu phát triển khác trên địa bàn thành phố Huế.

Để tạo cơ sở pháp lý cho việc kiện toàn tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương ở các quận mới được thành lập, phù hợp với thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2021 - 2026 và không làm phát sinh thêm quá nhiều công việc phức tạp cần giải quyết đối với các đơn vị hành chính vừa mới được hình thành, trên cơ sở các quy định hiện hành của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ đề nghị Quốc hội cho bổ sung trong dự thảo Nghị quyết quy định về việc tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND và cơ quan chuyên môn thuộc UBND các quận mới được thành lập.

Theo đó, Thường trực HĐND thành phố Huế chỉ định Quyền Chủ tịch HĐND quận theo đề nghị của Thường trực HĐND thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều 138 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Chủ tịch UBND thành phố Huế chỉ định Quyền Chủ tịch UBND, UBND quận lâm thời theo quy định tại khoản 5 Điều 135 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương để hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ 2021 - 2026; đồng thời, cho phép Chủ tịch UBND thành phố Huế quyết định thành lập cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận lâm thời; UBND quận lâm thời thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận theo quy định của pháp luật và hoạt động cho đến khi UBND quận nhiệm kỳ 2026 - 2031 được thành lập.

Quy định này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc kiện toàn bộ máy của chính quyền địa phương tại các quận mới để có thể cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa phương mà không cần phải tổ chức bầu bổ sung đại biểu HĐND quận tại thời điểm quá gần với cuộc bầu cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2026 - 2031 (dự kiến tổ chức vào tháng 5/2026).

Đồng thời với quy định về trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, dự thảo Nghị quyết bổ sung quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc giám sát và tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết này.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Một số nhiệm vụ trong tâm và mốc thời gian thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã

Một số nhiệm vụ trong tâm và mốc thời gian thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã

Ngày 29/4/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Kế hoạch số 338-KH/TU về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp tỉnh Lào Cai. Dưới đây là một số mốc thời gian và nhiệm vụ trọng tâm thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Trưa 16/5, tại Trụ sở Chính phủ, ngay sau họp Nội các chung lần thứ 4 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã gặp gỡ báo chí chung và chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai bên. Thông báo kết quả họp Nội các chung giữa hai Chính phủ, hai Thủ tướng công bố Việt Nam và Thái Lan nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện.

Hệ thống báo Đảng tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Hệ thống báo Đảng tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Sáng 16/5, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc mở rộng lần thứ 30 với chủ đề “Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới” do Báo Hànộimới đăng cai tổ chức.

Triển lãm ảnh bìa báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc

Triển lãm ảnh bìa báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc

Trong khuôn khổ Hội thảo Báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ 30, Báo Hànộimới đã khai mạc triển lãm ảnh bìa báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc. Dự triển lãm có đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đại diện lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo Đảng khu vực phía Bắc.

fb yt zl tw