Quân nhân chuyên nghiệp được tăng cường bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số

Lớp bồi dưỡng tiếng DTTS đã tạo thuận lợi cho cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương đến Nhân dân.

Tích cực tuyên truyền vận động Nhân dân

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km Phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu, phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới.

1000000496.jpg
Bồi dưỡng tiếng Mông cho cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp tại Lào Cai.

Tỉnh Lào Cai có tổng diện tích là 6.383,88 km2, với 9 huyện thành phố gồm: thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát, huyện Mường Khương, huyện Si Ma Cai, huyện Bắc Hà, huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên, huyện Sa Pa và huyện Văn Bàn. Toàn tỉnh có 25 dân tộc cùng chung sống hoà thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh gồm dân tộc Mông, Tày, Dao, Giáy, Nùng, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,...

Các dân tộc thiểu số phân bố, cư trú trên địa bàn 9/9 huyện, thành phố của tỉnh. Trong các dân tộc thiểu số thì tỷ lệ người dân tộc Mông chiếm tỷ lệ cao nhất trên 22%.

Do đặc thù địa hình đồi núi cao cùng với tỷ lệ đồng bào DTTS đông, chính bởi vậy nhằm mục tiêu giúp sĩ quan, quân dân chuyên nghiệp nâng cao khả năng nghe, nói, giao tiếp bằng tiếng Mông, đồng thời am hiểu thêm về phong tục tập quán của dân tộc Mông.

Trên cơ sở đó nắm chắc tâm tư nguyện vọng của nhân dân, phối hợp cùng với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương thực hiện tốt các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước trong vùng đồng bào dân tộc; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia cùng BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Sở Nội vụ, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tổ chức khai giảng lớp tiếng dân tộc Mông cho 50 cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ CHQS tỉnh Lào Cai.

Khoá học bồi dưỡng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.

Trong thời gian 3 tháng, các học viên sẽ học 450 tiết học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định do giảng viên Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai truyền đạt các chuyên đề cơ bản như: Tổng quan về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc.

Thông tin về pháp luật, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh; công tác quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số; công tác quốc phòng - an ninh ở vùng dân tộc thiểu số... Bên cạnh đó, các học viên còn được học tập, nghiên cứu thêm các chuyên đề do các ban, ngành, địa phương giảng dạy phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương…

Lớp bồi dưỡng tiếng Mông tại Cao Bằng.
Lớp bồi dưỡng tiếng Mông tại Cao Bằng.

Góp sức xây dựng bảo vệ tổ quốc

Còn tại tỉnh Cao Bằng, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của công tác vận động quần chúng trong tình hình mới, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đã tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho cán bộ cơ sở có thể tiếp cận gần hơn với đồng bào ở khu vực biên giới.

Trong khoảng thời gian từ 10-11/2023, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đã phối hợp trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Tày cho 33 cán bộ các tổ, đội công tác, cán bộ tăng cường xã, thị trấn biên giới thuộc các đồn Biên phòng trên địa bàn tỉnh. Sau gần một tháng dạy và học, học viên đã hoàn thành tốt 50 chuyên đề, đáp ứng được mục đích, yêu cầu kế hoạch đề ra. Qua kiểm tra, cơ bản 100% học viên đạt yêu cầu nghe, hiểu và nói được tiếng dân tộc Tày, trong đó có 80% khá, giỏi.

Như vậy, thông qua lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đã giúp cho các cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp hiểu và nói được tiếng dân tộc thiểu số, nắm chắc được các phong tục, tập quán của đồng bào Mông.

Từ đó, tạo thuận lợi cho cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp dễ dàng tiếp cận địa bàn, từng bước nâng cao kỹ năng, phương pháp tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Mông nói riêng và dân tộc thiểu số nói chung thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến nhân dân.

Đặc biệt là công tác vận động quần chúng tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chia rẽ khối đại đoàn kết, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

fb yt zl tw