Phường Hàm Rồng cải tạo tập tục lạc hậu

LCĐT - Những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền phường Hàm Rồng, thị xã Sa Pa rất tích cực tuyên truyền, vận động cải tạo các tập tục lạc hậu, góp phần xây dựng đời sống văn hóa trong khu dân cư.

Phường Hàm Rồng cải tạo tập tục lạc hậu ảnh 1

Cán bộ phường Hàm Rồng hướng dẫn người dân phòng, chống Covid-19.

Nhận được tin báo ông Giàng A Chỉnh, sinh năm 1956, tổ dân phố số 3, phường Hàm Rồng qua đời, ông Má A Sảng, Phó Chủ tịch UBND phường cùng đại diện một số đoàn thể đã có mặt tại gia đình tang chủ. Ông Sảng cùng các thành viên trong đoàn một mặt động viên, chia sẻ với người thân ông Chỉnh, mặt khác hỗ trợ gia đình lo hậu sự; động viên gia đình thực hiện nghiêm các quy định của địa phương về việc tổ chức tang lễ. Nhờ vậy, gia đình ông Chỉnh đã tổ chức tang lễ ngắn gọn, đúng quy định phòng, chống dịch.

Ông Má A Sảng, Phó Chủ tịch UBND phường Hàm Rồng cho biết: Từ nhiều đời nay, người Mông ở phường Hàm Rồng (trước đây là xã Sa Pả) thường có tập quán để người chết trong nhà nhiều ngày. Chúng tôi phải có mặt kịp thời tuyên truyền, vận động người dân thay đổi điều này, người chết sau khi làm lý (các thủ tục tâm linh) là phải đưa vào áo quan. Bên cạnh đó, việc tổ chức ăn, uống trong đám ma cũng phải hạn chế và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên chính quyền địa phương cũng cử lực lượng hướng dẫn người dân đến thăm viếng, chia buồn với người thân ông Chỉnh phải khai báo y tế, khử khuẩn, đeo khẩu trang, không tụ tập đông người… Anh Giàng A Sa, người dân tổ 1, phường Hàm Rồng cho biết: Trước đây, những người trong làng, đặc biệt là bà con họ hàng thân thích phải liên tục nhiều ngày giúp đỡ gia đình lo tang lễ cho người đã khuất. Việc ăn uống cũng tổ chức nhiều ngày, không ít người uống rượu say. Nhưng nhờ được tuyên truyền, vận động, những năm gần đây người dân chúng tôi có ý thức hơn, thường chỉ đến thăm viếng, chia buồn rồi lại tiếp tục công việc lao động, sản xuất.

Phường Hàm Rồng cải tạo tập tục lạc hậu ảnh 2

Người dân đeo khẩu trang khi dự tang lễ.

Ông Giàng A Sàng, Bí thư Đảng ủy phường Hàm Rồng là người sinh ra và lớn lên tại địa phương, nên ông hiểu rõ những tập tục lạc hậu của đồng bào mình, nhất là trong việc cưới, việc tang. Cách đây khoảng 10 năm, nhiều gia đình tổ chức đám tang cho người thân kéo dài hàng tuần, thậm chí hơn chục ngày, tổ chức ăn uống linh đình, tốn kém, lãng phí. Trong việc cưới thì thường có tảo tôn, hôn nhân cận huyết thống, thách cưới cao… Những tập tục lạc hậu này là rào cản, thậm chí đẩy lùi sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ông Sàng cho biết: Để ngăn chặn tình trạng trên, phường đã có nhiều biện pháp. Cụ thể, với những người tổ chức đám cưới khi chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn, phường phối hợp với gia đình, các tổ chức đoàn thể kiên trì tuyên truyền, vận động, đối với trường hợp cố tình tổ chức đám cưới, phường sẽ bố trí lực lượng đến tháo rạp. Với đám tang, từ chỗ người dân tổ chức 1 tuần đến 10 ngày, nay giảm xuống theo đúng quy định. Người dân cũng không dùng ky (giá bằng tre) để treo người chết đến khi đưa đi an táng, mà giờ đây sau khi khâm liệm sẽ cho vào quan tài, đảm bảo vệ sinh.

Được biết, phường Hàm Rồng là xã Sa Pả, sáp nhập thêm hơn 200 hộ ở tổ 1, tổ 2A, tổ 2B và tổ 3A của thị trấn Sa Pa trước kia. Phường có gần 900 hộ, trong đó đa phần là người dân tộc Mông, 60% dân số vẫn đang canh tác nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo khoảng 10%. Nhờ tuyên truyền, vận động tích cực từ phía chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, việc tổ chức tang lễ cơ bản đã thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống dù đã giảm nhưng mỗi năm vẫn còn một vài trường hợp. Trong thời gian tới, phường Hàm Rồng tiếp tục tuyên truyền vận động, đồng thời có biện pháp cứng rắn để xử lý những trường hợp cố tình vi phạm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Trước guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, những tưởng giới trẻ đang dần thờ ơ với các giá trị nghệ thuật truyền thống. Nhưng không, vẫn có những người trẻ âm thầm thắp lên ngọn lửa tình yêu với di sản văn hóa cha ông. Trong đó, nhóm bạn trẻ đến từ Xẩm 48h là ví dụ tiêu biểu.

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Thay vì những cách quảng bá xưa cũ, việc áp dụng công nghệ đang hỗ trợ nhiều đơn vị sân khấu, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều cơ hội tiếp cận với khán giả.

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Thông qua gần 200 bức ảnh được sưu tầm, chắt lọc và lựa chọn một cách công phu, cuốn sách cho thấy những khoảnh khắc từ bên trong, từ nhiều góc nhìn của những người đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến một trong những trận đánh nổi tiếng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thời cuộc toàn cầu thế kỷ 20.

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng 5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người” hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).

Đại trùng tu Đền Thượng

Đại trùng tu Đền Thượng

Theo ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai, Đền Thượng đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và lần đại trùng tu này được thực hiện sau đúng 100 năm đền được di chuyển lên vị trí hiện nay.

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

fb yt zl tw