Phụ nữ xã Bản Lầu phát huy quyền năng kinh tế

Thời gian qua, trong nhiều chương trình được Hội Phụ nữ xã Bản Lầu (Mường Khương) triển khai, nội dung nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ (thuộc Dự án 8) được ghi nhận đạt nhiều kết quả rõ rệt.

Hội Phụ nữ xã Bản Lầu, huyện Mường Khương có 15 chi hội cơ sở trực thuộc với 1.247 hội viên, trong đó có 71,7% hội viên là đồng bào dân tộc Mông, Giáy, Nùng, Tu Dí, Dao, Phù Lá. Trong nhiều chương trình, phong trào, cuộc vận động được Hội Phụ nữ xã Bản Lầu phát động, triển khai thời gian qua, nội dung nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ (thuộc Dự án 8) được ghi nhận là có nhiều kết quả rõ rệt.

annh-dai-dien.jpg
Niềm vui được mùa ngô ở Bản Lầu.

Người dẫn chúng tôi đi thực tế là chị Nông Thị Sáo, dân tộc Nùng, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bản Lầu. Chị Sáo cũng là hội viên tiêu biểu của xã về phát huy quyền năng kinh tế. Nhà chị Sáo ở thôn Na Lốc - mệnh danh là thủ phủ dứa, có thời điểm trồng đến 30 vạn gốc (6 ha), là một trong những hộ trồng dứa nhiều nhất khu vực.

Điểm chúng tôi dừng chân là nơi triển khai Dự án 8, thôn Đồi Gianh, nơi có 94 hộ dân, đa phần là đồng bào Mông. Trưởng thôn Tráng Dìn Diu bảo, loay hoay với đủ thứ cây trồng như chuối, dứa, hiện tại Đồi Gianh vẫn có một nửa số hộ (48 hộ) thuộc diện nghèo, cận nghèo.

anh-1-3540.jpg
Phụ nữ Bản Lầu tích cực sản xuất cây trồng mới.

Là thành viên của Tổ truyền thông cộng đồng thuộc Dự án 8, lại có mô hình kinh tế tổng hợp hiệu quả, trong 2 năm qua, anh Diu đã tích cực cùng các thành viên tuyên truyền, vận động các hộ dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Thành công, kinh nghiệm của bản thân trong phát triển kinh tế được anh chia sẻ, hướng dẫn tận tình, thậm chí là còn thúc giục nhiều người làm theo mình.

Đây không phải là thương mại, không có sự cạnh tranh nên không phải giấu giếm, thôn ngày càng có nhiều người giàu, tôi càng vui.

Trưởng thôn Đồi Gianh, Tráng Dìn Diu.

8-7316.jpg
Nhiều mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ ở Bản Lầu, trong đó có mô hình trồng dứa.

Từ chia sẻ, hướng dẫn tận tình của anh Diu, một số hộ đã mạnh dạn chuyển từ diện tích trồng dứa, sắn kém hiệu quả sang trồng chè, một số hộ lại tập trung chăn nuôi, phát triển thủy sản, nhiều hộ chủ động cân đối nguồn lực lao động trong gia đình để đi làm tại các khu công nghiệp ở Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh và các tỉnh phía Nam.

Nhờ đó, không ít hộ trong thôn Đồi Gianh đã thoát nghèo, làm được nhà ở khang trang, có nguồn vốn tái sản xuất.

Điển hình như hội viên phụ nữ Hảng Thị Chân, sinh năm 1990, ngoài trồng dứa còn trồng ngô với diện tích lớn, nuôi gà đồi; chị Lù Thị Sơ, ngoài phát triển cây dứa, ngô còn duy trì nuôi 12 - 15 con trâu; chị Vàng Thị Mau tập trung nuôi cá, dúi, gà thả đồi...

anh-7-5174.jpg
Phát triển trồng chè theo hướng hàng hóa góp phần mang lại nguồn thu ổn định cho nông dân Bản Lầu.

Ngoài danh sách hội viên điển hình phát triển kinh tế tại thôn Đồi Gianh, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bản Lầu còn liệt kê cho chúng tôi các gương sản xuất giỏi cấp xã, huyện, tỉnh của xã.

Đó là các chị: Nguyễn Thị Hà, Lục Kim Phương, Nguyễn Thị Quý (Chi hội Phụ nữ Na Mạ 1); Tráng Thị Liên, Lý Thị Hồng (Chi hội Phụ nữ Na Mạ 2); Lý Thị Nẻn, Vũ Thị Lan, Lù Thị Hiền (Chi hội Phụ nữ Cốc Chứ); Ngô Thị Thủy, Hoàng Thị Tâm (Chi hội Phụ nữ Pạc Bo); Lục Thị Hằng, Lý Thị Nguyệt, Lý Thị Hoa, Giàng Thị Phủng (Chi hội Phụ nữ Na Pao)…

anh-3-4166.jpg
Phụ nữ xã Bản Lầu chia sẻ kinh nghiệm nuôi dúi thương phẩm.

Có đường hướng phát triển kinh tế, lại được tuyên truyền qua Dự án 8, nhiều chị em đã thể hiện rõ sự mạnh dạn trong đầu tư sản xuất, kinh doanh, giữ quyền năng kinh tế, vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Tính đến đầu tháng 10/2024, dư nợ của gần 300 hội viên, phụ nữ tại tổ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội do Hội Phụ nữ xã Bản Lầu nhận ủy thác hơn 19 tỷ đồng. Các hộ vay vốn còn tích cực tham gia Tổ kết kiệm và vay vốn với tổng số tiền tiết kiệm được đến nay hơn 600 triệu đồng, tạo nguồn quỹ hỗ trợ vốn vay cho các hộ hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, các hộ hội viên, phụ nữ còn có dư nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương với số tiền 22 tỷ đồng.

anh-2-6086.jpg
Vợ chồng Trưởng thôn Tráng Seo Diu là hộ sản xuất giỏi tiêu biểu của thôn Đồi Gianh.

Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nông Thị Sáo cho biết thêm, ngoài Dự án 8 về phát huy quyền năng kinh tế của phụ nữ, các cấp hội của xã còn tích cực thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp.

Ở nội dung này, những năm qua, các hội viên, phụ nữ đã được tuyên truyền, vận động đổi vùng đất trống, đất trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng chè, các cây có giá trị kinh tế cao và trồng rừng.

Đến nay, tổng diện tích cây chè trên địa bàn xã Bản Lầu đạt gần 700 ha, trong đó có 373 ha chè kinh doanh. Cây chè không tạo sự đột phá về thu nhập nhưng có tính ổn định và tạo nguồn thu cho nông dân Bản Lầu trong nhiều năm.

a-6-9913.jpg
Cùng với phát triển kinh tế, phụ nữ Bản Lầu còn tích cực xây dựng gia đình hạnh phúc.

Phong trào phát huy quyền năng kinh tế trong các hội viên, phụ nữ xã Bản Lầu đang tạo ra sức lan tỏa lớn, qua đó giúp nhiều chị em trên địa bàn nhận ra rằng, có những việc không chỉ đàn ông mới làm được mà phụ nữ cũng có thể thành công. Thậm chí, trong nhiều trường hợp cụ thể, phụ nữ đã thể hiện vai trò vượt trội khi giữ quyền năng kinh tế và đó thực sự là điểm đáng hoan nghênh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tọa đàm: Nữ Bí thư Chi bộ người Nùng năng động, nhiệt huyết

Tọa đàm: Nữ Bí thư Chi bộ người Nùng năng động, nhiệt huyết

Chị Lù Thị Thơm là Bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Sín Chải, xã Na Hối, huyện Bắc Hà. Những năm qua, phát huy vai trò của mình, chị Thơm đã thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, trở thành tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong cộng đồng. Mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ người phụ nữ năng động, nhiệt huyết này!

[Kịch ngắn] Cảnh giác với tội phạm mua bán người

[Kịch ngắn] Cảnh giác với tội phạm mua bán người

Ông Nhất là người dân tộc Dao. Vợ chồng ông đẻ liên tục 6 người con gái nên ông Nhất rất bất mãn, chán nản. Ông cho rằng bản thân đã nhiều tuổi mà vẫn phải dắt trâu đi cày, đi bừa, không có người làm thay, cũng không có người nối dõi tông đường là điều nhục nhã. Vì vậy, ông luôn cho rằng đẻ con gái không đem lại lợi ích gì. Thế nhưng, sự xuất hiện của thanh niên tên Sính và chuỗi chuyện xảy ra với con gái đã khiến ông phải suy nghĩ lại.

[Ảnh] Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lào Cai vượt qua định kiến

[Ảnh] Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lào Cai vượt qua định kiến

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách giúp phụ nữ phát huy khả năng, vươn lên khẳng định mình. Tại Lào Cai, các chương trình, dự án được triển khai đồng bộ, trong đó có Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã mang lại nhiều đổi thay ở các bản làng, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số vượt qua định kiến, vượt lên chính mình.

Luồng gió mới ở Kim Sơn

Luồng gió mới ở Kim Sơn

Những hoạt động đến từ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” đã mang lại luồng gió mới với nhiều đổi thay trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên.

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

Năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lào Cai đã chủ động tiếp thu các nội dung của Dự án 8; xây dựng các văn bản chỉ đạo, các kế hoạch triển khai hoạt động. Có 4/8 chỉ tiêu đã hoàn thành giai đoạn I, gồm: Tổ truyền thông cộng đồng; Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi; Tập huấn nâng cao năng lực lồng ghép giới Chương trình 2 và Tập huấn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới. Dự án 8 triển khai thực hiện 4 nội dung với 16 nhóm hoạt động với một số kết quả nổi bật:

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Những năm trước, vùng Dự án 8 (thôn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) tại huyện Bảo Thắng vẫn là điểm lõm của các vấn đề xã hội cần giải quyết như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình. Sau hơn 2 năm triển khai Dự án 8 "thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia do Hội Phụ nữ các cấp triển khai, mọi sự đã thay đổi một cách tích cực, thiết thực và rõ rệt.

Tọa đàm: Nỗ lực của phụ nữ Hà Nhì

Tọa đàm: Nỗ lực của phụ nữ Hà Nhì

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự tự nỗ lực vươn lên, phụ nữ Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện Bát Xát đã vượt qua nhiều hủ tục, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, dần khẳng định mình và trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng. Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Y Tý - Sần Thó Mơ chính là một trong những người có đóng góp không nhỏ cho hành trình vươn lên của phụ nữ Hà Nhì nói riêng và phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung ở vùng cao Y Tý.

Quyền “được lấy người mình yêu”

Quyền “được lấy người mình yêu”

Thôn An những ngày cuối năm bình yên như chính cái tên của mình. Khói chiều quẩn lên không trung từ những căn bếp nhỏ nằm xen bên những mảnh ruộng khô mùa đất nghỉ, hòa vào những đám sương bảng lảng gọi mùa đông tới. Độ hơn chục năm về trước, những ngày như thế này chính là thời điểm lý tưởng để nam thanh niên thôn An đi... bắt vợ.

[Tọa đàm] Cống hiến thầm lặng của nhân viên y tế thôn bản

[Tọa đàm] Cống hiến thầm lặng của nhân viên y tế thôn bản

Đóng góp vào những kết quả chung trong triển khai Dự án 8 trên địa bàn thôn An Thành, xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai) thời gian qua có một phần đóng góp của chị Mã Thị Tươi, Trưởng Ban Công tác Mặt trận, nhân viên y tế thôn An Thành. Công việc vốn thầm lặng nhưng cũng nhiều khó khăn, ngoài trách nhiệm rất cần sự nhiệt huyết để chị Tươi hoàn thành nhiệm vụ được giao.

[Ảnh] Vùng cao Sa Pa thay đổi nếp nghĩ, cách làm

[Ảnh] Vùng cao Sa Pa thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Cũng như các địa phương khác, Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được triển khai tại thị xã Sa Pa 3 năm nay. Với những nội dung, hoạt động hiệu quả, thiết thực, dự án giúp người dân dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

Sa Pa: 15 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập

Sa Pa: 15 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập

Thành lập câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là hoạt động quan trọng thuộc nội dung số 3 “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị”.

fb yt zl tw