Phụ nữ với công tác giảm nghèo bền vững

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lào Cai đã tích cực chăm lo, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống và vị thế của phụ nữ.

Hội LHPN huyện Bảo Thắng kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay Ngân hàng CSXH tại mô hình nuôi ong thôn Cù Hà, xã Xuân Giao (tháng 5/2023).

Theo Hội LHPN tỉnh, là thành viên Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021- 2025; đồng thời được tỉnh phân công giúp đỡ xã Nậm Mả - huyện Văn Bàn và xã Hợp Thành - thành phố Lào Cai thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, Hội LHPN tỉnh đã chủ động, tập trung vào công tác tuyên truyền, vận động tại cơ sở thực hiện tốt các phong trào thi đua giảm nghèo bền vững và các phong trào thi đua chuyên đề do tỉnh phát động. Hỗ trợ, huy động nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện các Chương trình tại cơ sở; hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch, đưa ra các giải pháp cụ thể để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra.

Để đạt được hiệu quả thiết thực trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về giảm nghèo bền vững cho các cấp Hội phụ nữ và hội viên, trong giai đoạn 2021-2023, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động cho Hội viên phụ nữ và Nhân dân về các văn bản của tỉnh, của địa phương về công tác giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới; tích cực hưởng ứng thực hiện các phong trào thi đua “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Lào Cai xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vừng”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với việc thực hiện Cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” và mô hình “gia đình 5 có, 3 sạch” (đối với địa bàn xây dựng nông thôn mới nâng cao/kiểu mẫu).

Đồng thời tập trung thực hiện công tác đào tạo tập huấn, hướng dẫn hội viên phụ nữ phát triển chăn nuôi sản xuất, định hướng việc làm. Qua đó, đã tổ chức hơn 600 buổi tuyên truyền lồng ghép với các buổi sinh hoạt chi/tổ phụ nữ với nội dung nâng cao nhận thức về khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh, nội dung các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước cho hơn 30 nghìn hội viên, phụ nữ. Cùng với đó, Tỉnh Hội đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan, các tổ chức dự án tổ chức gần 60 lớp tập huấn hướng dẫn cho 2.500 hội viên, phụ nữ về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, tư vấn chăm sóc khách hàng, maketting, kết nối tiêu thụ sản phẩm; phối hợp Dự án GREAT (Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch” ) tổ chức Diễn đàn “Tăng tốc đầu tư kinh doanh” có 29 dự án tham gia, kết nối với 22 nhà đầu tư, kết nối bán hàng online với tổng giá trị hỗ trợ ký kết trong ngày là 150 triệu đồng….

Bên cạnh đó, các cấp Hội phụ nữ thường xuyên truyền thông lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chi/tổ, câu lạc bộ... về các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt là Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về cho vay đối với hộ cận nghèo, Đề án" Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025'', hướng dẫn quy trình, thủ tục vay vốn cho hội viên, phụ nữ tham dự. Thông qua các hoạt động tập huấn, truyền thông đã góp phần thay đổi, nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ về các chủ trương chính sách của Nhà nước đối với các các hộ nghèo, cận nghèo; nâng cao kiến thức về khoa học kỹ thuật nhằm sản xuất an toàn, hiệu quả, phù hợp với xu thế, nhu cầu của thị trường.

Chị Vũ Thị Tân, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: để hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo bền vững, với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau" hàng năm, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các cấp Hội rà soát hộ nghèo do phụ nữ làm chủ, có giải pháp hỗ trợ hội viên phụ nữ (HVPN) nghèo, hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo bằng nhiều hình thức thiết thực như: Duy trì, phát triển mô hình tổ tín dụng tiết kiệm, tổ phụ nữ giúp nhau giảm nghèo. Hàng tháng, các tổ sinh hoạt lồng ghép chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích về chăn nuôi, trồng trọt; trợ giúp vốn ưu đãi dưới hình thức bảo lãnh tín chấp từ nguồn vốn các ngân hàng nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, mở mang ngành nghề nông thôn, tạo việc làm, thu nhập cho lao động nữ nông thôn...

Đồng thời, Hội LHPN tỉnh triển khai, chỉ đạo mạng lưới Hội các huyện, thành phố nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agirbank), Ngân hàng Liên Việt Post Bank, hoạt động tiết kiệm tín dụng, đóng góp tích cực vào công tác giảm nghèo nông thôn mà đối tượng thụ hưởng là hội viên, phụ nữ. Tính đến tháng 6/2023, tổng số dư nợ qua Ngân hàng Chính sách xã hội trên toàn các cấp Hội trong tỉnh là 1.103.887 triệu đồng/18.853 hộ đang dư nợ/557 tổ tiết kiệm & vay vốn (TKVV). Cho vay qua Ngân hàng Agribank tại 67 xã, phường, 236 tổ TKVV, với 5.854 thành viên với tổng dư nợ là 822.967 triệu đồng. Cho vay qua ngân hàng Liên việt Post Bank với 03 tổ TKVV với số vốn vay 1,7 tỷ đồng trên 22 khách hàng.

Đồng thời, các cấp Hội đã tích cực vận động hộ vay vốn gửi tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm & vay bốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến nay có 557/557 tổ TKVV đã thực hiện được tiết kiệm, số hội viên tham gia gửi tiền tiết kiệm là 20.330 với tổng tiền tiết kiệm đạt 33.915 triệu đồng.

Từ các nguồn vốn ưu đãi đã giúp cho hội viên phụ nữ có điều kiện phát triển sản xuất, nuôi trồng, sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hộ gia đình, 3 từng bước vươn lên thoát nghèo, góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Theo chị Bùi Hạnh, Chủ tịch Hội LHPN huyện Bảo Thắng cho biết: từ mô hình phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình, Hội Phụ nữ xã Xuân Giao đã xuất hiện một số điển hình phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, có thu nhập ổn định từ 100 triệu đồng/năm giúp cho cuộc sống của hội viên ổn định, gia đình thuận hòa, vị thế phụ nữ trong gia đình được nâng lên.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; thực tế cho thấy vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định đó là, sau dịch bệnh Covid -19, giá cả thị trường có nhiều biến động tăng, các nhu yếu phẩm, sử dụng năng lượng, đồ dùng thiết yếu đều tăng mạnh sau ảnh hưởng chung từ nền kinh tế thể giới khiến hội viên phụ nữ càng gặp thêm nhiều khó khăn về tài chính. Một số hộ còn dè dặt dầu tư sản xuất vì chưa tìm được đầu ra bao tiêu cho sản phẩm và gặp khó khăn về tài chính; trình độ nhận thức của hội viên, phụ nữ chưa đồng đều nhất là ở các địa bàn vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Để tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững cho hội viên, phụ nữ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023-2025; Hội LHPN tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động Hội viên phụ nữ và nhân dân về các văn bản chỉ đạo của tỉnh, của địa phương về công tác giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới gắn với việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động và khâu đột phá của tỉnh, của Hội để góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo của tỉnh.

Tập trung triển khai thực hiện tốt các hoạt động vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững theo Đề án 939 gắn với việc thực hiện khâu đột phá của Hội về “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế theo chuỗi giá trị, tiếp cận thị trường”; thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 gắn với các đề án của Tỉnh Ủy về công tác giảm nghèo; thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của Trung ương Hội về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; vận động ủng hộ quỹ tiết kiệm xây nhà mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Đặc biệt, tiếp tục tăng cường các hoạt động vay vốn và làm tốt công tác quản lý các nguồn vốn vay hỗ trợ phụ nữ thát triển kinh tế; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội, Agribank và các tổ chức tín dụng khác để hỗ trợ phụ nữ tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn thông qua mở rộng hoạt động tín chấp, ủy thác với ngân hàng; chú trọng đến chất lượng hoạt động ủy thác cho vay do Hội quản lý đáp ứng nhu cầu của phụ nữ. Chú trọng quan tâm, hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống tại các vùng còn nhiều khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/7 áp dụng nhiều quy định mới đối với cán bộ, công chức

Từ 1/7 áp dụng nhiều quy định mới đối với cán bộ, công chức

Bố trí và xếp ngạch công chức theo vị trí việc làm; ưu tiên đào tạo các lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, công nghệ số; thắt chặt các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật;… là một số nội dung đáng chú ý tại các Nghị định mới ban hành của Chính phủ liên quan đến cán bộ, công chức, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2025.

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) sẽ có 40 đơn vị y tế công lập và 5 đơn vị y tế tư nhân. Trong đó, có 4 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố đã được đổi tên thành bệnh viện đa khoa khu vực; Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện được đổi tên và chuyển nguyên trạng về trực thuộc Sở Y tế. 

Dự báo mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Dự báo mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, diễn biến mưa trong 24 giờ qua như sau: Đêm 1/7 và sáng 2/7 các khu vực trong tỉnh có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to. Lượng mưa phổ biến từ 10 – 40 mm, một số nơi cao hơn 60 mm như: Dương Quỳ 95,4 mm; Ngũ Chỉ Sơn 62,6 mm; Lùng Phình 60,6 mm.

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Thông tin từ Sở Y tế Lào Cai, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, ngành y tế và bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phối hợp triển khai những hoạt động cần thiết để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.

Kỳ vọng từ những chuyển động ở "bộ mặt" hành chính công

Kỳ vọng từ những chuyển động ở "bộ mặt" hành chính công

Mỗi khi một bộ máy chính quyền mới bắt đầu nhiệm kỳ, mọi sự chú ý đều đổ dồn vào những hành động đầu tiên. Tại Lào Cai, sau ngày 1/7/2025, những chuyển động ban đầu tại các trung tâm hành chính công - nơi được mệnh danh là “bộ mặt” của nền hành chính - không chỉ đơn thuần là giải quyết thủ tục, mà đang trở thành nguồn năng lượng thắp lên kỳ vọng lớn lao của người dân về một nhiệm kỳ phục vụ hiệu quả và tận tâm.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

419 học sinh đỗ vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

419 học sinh đỗ vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành vừa công bố danh sách trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026, đánh dấu một năm thành công trong công tác tuyển sinh và thu hút nhân tài. 419 học sinh đã xuất sắc vượt qua kỳ thi đầy cạnh tranh để chính thức trở thành thành viên của ngôi trường danh tiếng này.

fb yt zl tw