Phụ nữ Sơn Thủy tự tin thay đổi

Dự án 8 triển khai trên địa bàn xã Sơn Thủy (huyện Văn Bàn) từ năm 2022 tại 5 thôn: Khổi Nghè, Khe Phàn, Khe Lếch, Thác Dây, Tam Đỉnh.

Thôn Thác Dây có 56 hộ người Mông di cư từ các địa phương trong tỉnh đến đây lập làng. Thôn nằm vắt ngang các sườn núi dốc, đường lên thôn có đoạn được đổ bê tông, có đoạn vẫn lổn nhổn đá sỏi, các phương tiện giao thông cơ giới không thể di chuyển được. Cả thôn chỉ có khoảng 1 ha ruộng cấy lúa nước, còn lại là đất đồi núi cao. Kinh tế của người dân trong thôn chủ yếu phụ thuộc vào cây ngô, cây sắn nên nhìn chung rất khó khăn.

Trước đây, người dân trong thôn ít có sự giao thương về kinh tế, giao lưu văn hóa với các địa phương khác. Học sinh trong độ tuổi đến trường chủ yếu học đến lớp 8 - 9 là nghỉ học, rất ít học sinh học tiếp THPT hoặc các bậc học cao hơn. Trên địa bàn thôn thường xuất hiện tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống khiến chính quyền địa phương và các đoàn thể nhiều lần “đau đầu”.

40.jpg

Từ năm 2022, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được triển khai tại xã Sơn Thủy. Những vấn đề “nóng” về phụ nữ và trẻ em tại Thác Dây nói riêng và các thôn tham gia dự án nói chung được quan tâm đặc biệt. Tổ truyền thông cộng đồng được thành lập với 10 thành viên, có sự tham gia của phụ nữ, trưởng thôn, các tổ chức đoàn thể. Các vấn đề “nổi cộm” từng bước được giải quyết, phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin hơn, mạnh dạn tham gia phát triển kinh tế gia đình.

Chị Giàng Thị Nú ở thôn Thác Dây tâm sự: Trước đây gia đình chỉ trồng ngô, trồng sắn, hết mùa thì đi làm thuê. Những năm gần đây, gia đình tôi đầu tư nuôi dúi với hy vọng cải thiện kinh tế gia đình. Mô hình rất mới, trước đây thường chỉ có đàn ông đi học những cái mới, phụ nữ chăm lo việc nương ruộng ở nhà, còn giờ đây tôi cùng chồng học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, nhân giống dúi. Chúng tôi dần tự tin hơn, cùng học hỏi, phát triển kinh tế, tự làm chủ cuộc sống của mình.

41.jpg

Tổ truyền thông cộng đồng là một mô hình tuyên truyền, vận động. Các hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em được thực hiện. Mỗi tháng, tổ sinh hoạt 1 lần và phối hợp với tổ tuyên vận, MTTQ và các đoàn thể trong tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục hội viên, đoàn viên và người dân về việc cải tạo những tập tục lạc hậu, thói quen có hại; phòng, chống tảo hôn...

Tổ truyền thông cộng đồng cũng phối hợp và giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh tại cơ sở, góp phần ngăn chặn, vận động các gia đình có dấu hiệu tổ chức cưới tảo hôn cho con...

42.jpg

Từ khi thực hiện dự án, các thôn đã phối hợp tốt trong việc nắm tình hình khi công dân ở địa phương khác có dấu hiệu tảo hôn liên quan đến công dân của địa phương mình. Trong năm 2022 và năm 2023, các xã đã tổ chức 12 cuộc tuyên truyền về phòng, chống tảo hôn, chính sách pháp luật về hôn nhân, gia đình, thu hút 900 lượt người tham gia.

Bên cạnh đó, các mô hình địa chỉ tin cậy cộng đồng được triển khai nhằm phát hiện, tiếp nhận, hỗ trợ và can thiệp kịp thời đối với các vụ bạo lực gia đình, góp phần bảo vệ nạn nhân bị bạo lực. Mô hình giúp các nạn nhân được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ cần thiết như tư vấn tâm lý, pháp lý, hỗ trợ tạm lánh... Thông qua các hoạt động mô hình đã giúp người dân nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình, từ đó có ý thức phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi bạo lực...

43.jpg

Chị Chu Thị Thảo, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Sơn Thủy cho biết: Dự án 8 đã tạo động lực, cơ chế cho hội phụ nữ các cấp tổ chức các hoạt động và bước đầu tác động đến đời sống của phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số, miền núi và nhận được sự quan tâm của Nhân dân.

Thời gian tới, các cấp hội tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; đổi mới tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi cho đồng bào dân tộc thiểu số; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền: Thông qua các hội nghị, nói chuyện thời sự, tọa đàm, hội thảo, hội thi, sinh hoạt cộng đồng, lễ hội văn hóa, sinh hoạt tôn giáo, tuyên truyền trên internet, các nền tảng mạng xã hội như Zalo, Facebook, YouTube…

Địa phương cũng sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện; đẩy mạnh xây dựng mới và nhân rộng các mô hình, điển hình hiệu quả trong phòng, chống tảo hôn; phát huy vai trò, ý thức tự giác của người dân trong giám sát thực hiện việc phòng, chống tảo hôn; lên án, phê phán mạnh mẽ các hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Xã sẽ lựa chọn mô hình tiêu biểu để làm điểm tiếp tục triển khai, nhân rộng.

Chị Chu Thị Thảo, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Sơn Thủy

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

fbytzltw