Photo Hanoi'23: Cuộc đối thoại nghệ thuật giữa Việt Nam và thế giới

Biennale nhiếp ảnh quốc tế Photo Hanoi'23 với nhiều hoạt động phong phú như triển lãm, tọa đàm và các trải nghiệm thực hành nhiếp ảnh sẽ kéo dài từ nay đến 3/6 tại Hà Nội.

Triển lãm thu hút đông đảo khách tham quan.

Sự kiện Biennale nhiếp ảnh quốc tế Photo Hanoi’23 quy tụ hơn 100 nhiếp ảnh gia, giám tuyển, diễn giả và chuyên gia trong lĩnh vực nhiếp ảnh của Việt Nam và quốc tế. Sự kiện này chính thức khai mạc ngày 21/4 tại Hà Nội.

“Biennale” có nghĩa là "hai năm một lần", là một thuật ngữ rất phổ biến trong giới nghệ thuật quốc tế, chỉ các hoạt động triển lãm và giao lưu nghệ thuật được tổ chức định kỳ. Những năm gần đây, nhiều nghệ sỹ Việt Nam đã được mời tham dự các Biennale quốc tế. Đây là lần đầu tiên Viện Pháp tại Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cùng nhiều đối tác giới thiệu mô hình này tại Thủ đô.

Biennale nhiếp ảnh quốc tế Photo Hanoi’23 có nhiều hoạt động phong phú như triển lãm, tọa đàm và các trải nghiệm thực hành nhiếp ảnh, sẽ kéo dài từ nay đến ngày 3/6 tại Hà Nội.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng phát biểu tại họp báo.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng khẳng định đây là sự kiện có quy mô lớn trong lĩnh vực nhiếp ảnh, góp phần thúc đẩy nền công nghiệp văn hóa và các hoạt động sáng tạo.

“Photo Hanoi’23 hứa hẹn sẽ là sự kiện ấn tượng trong lĩnh vực nhiếp ảnh; mang đến cho công chúng một cái nhìn mới mẻ, hấp dẫn về nghệ thuật nhiếp ảnh đương đại ở Việt Nam và quốc tế; cơ hội được trải nghiệm việc thực hành nghệ thuật và hiểu rõ hơn về ngôn ngữ hình ảnh; góp phần giới thiệu quảng bá hình ảnh đất nước, con người Thủ đô qua góc nhìn của nhiếp ảnh,” ông Đỗ Đình Hồng cho biết.

Nói về ý nghĩa của việc tổ chức sự kiện, ông Thierry Vergon, Giám đốc Viện Pháp Việt Nam, Tổng điều phối sự kiện chia sẻ: “Việc các nhiếp ảnh gia Việt Nam và công chúng Việt Nam được tiếp xúc với các tác phẩm quốc tế cũng là điều rất tốt, cho phép tạo lập một cuộc đối thoại giữa nghệ thuật Việt Nam và nghệ thuật thế giới.”

Cụm tác phẩm "Xanh" của nhiếp ảnh gia Benjamin Reich.

Ông Thierry Vergon cho hay đây cũng là cơ hội để giới nhiếp ảnh Việt Nam hiểu hơn về các nền văn hóa khác biệt, trưởng thành hơn thông qua các ví dụ điển hình về những thành tựu của nhiếp ảnh thế giới.

“Hiện nay, Việt Nam đang thiếu giám tuyển nhiếp ảnh, Biennale nhiếp ảnh quốc tế có thể sẽ góp phần thúc đẩy một số chuyên gia trong lĩnh vực này cố gắng tham gia nhiều hơn vào việc tổ chức các triển lãm ảnh,” ông Vergon nói.

Nhân dịp này, triển lãm “Hà Nội - Một thành phố trong nhiếp ảnh” khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, quy tụ 16 gương mặt nghệ sỹ cũng là 16 cách tiếp cận sử dụng nhiếp ảnh như một phương tiện nghệ thuật, 16 góc nhìn về Hà Nội như một đối tượng nghệ thuật.

Triển lãm góp một tiếng nói trong chuỗi 20 không gian triển lãm về nhiếp ảnh khắp Hà Nội, hy vọng sẽ mang tới cho công chúng một trải nghiệm khá tổng hợp về sự đa dạng trong biểu đạt của ngôn ngữ nhiếp ảnh trong đời sống nghệ thuật.

"Những ký ức còn lại" của nghệ sỹ Nguyễn Duy Kiên.

Theo giám tuyển Nguyễn Thế Sơn, triển lãm được trưng bày theo tiêu chuẩn về mỹ thuật phổ biến tại các gallery và bảo tàng nghệ thuật trên thế giới hiện nay nhưng vẫn còn rất thiếu hụt trong thực hành về nhiếp ảnh nghệ thuật/mỹ thuật ở Việt Nam nói chung, và tại Hà Nội nói riêng.

Ngoài các tác phẩm của 16 tác giả, triển lãm còn trưng bày các bức ảnh đen trắng chụp những gánh hàng rong thời đầu thế kỷ 20 của nhiều nhiếp ảnh gia người Pháp và loạt hình ảnh màu phục dựng 3D tái hiện kiến trúc, bối cảnh của những những ngôi nhà với kiến trúc Đông Dương đặc sắc của kiến trúc sư Đàm Quang Trung.

Trong khuôn khổ Photo Hanoi’23 có hơn 20 triển lãm cá nhân và triển lãm nhóm cùng hơn 20 sự kiện bên lề được tổ chức. Sự kiện có sự góp mặt của hơn 100 nhiếp ảnh gia, giám tuyển, diễn giả và chuyên gia trong lĩnh vực nhiếp ảnh của Việt Nam và quốc tế. Các triển lãm sẽ tổ chức tại 7 quận trên địa bàn thành phố, mở cửa miễn phí để công chúng thưởng lãm, khám phá sự phong phú của nhiếp ảnh đương đại cũng như các tác phẩm mang tính biểu tượng của nhiếp ảnh di sản.
Các buổi tọa đàm và thảo luận sẽ được tổ chức bên lề triển lãm theo hai hình thức trực tiếp và trực tuyến, bàn luận về hiện trạng và bối cảnh của ngành nhiếp ảnh ở Việt Nam.
Theo Vietnamplus

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

fb yt zl tw