Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sùng A Lềnh góp ý trực tiếp vào dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi)

LCĐT - Sáng 25/10, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Giao dịch điện tử, dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh - đồng chí Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đã tham luận trực tiếp góp ý vào dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) do Chính phủ trình.

Đồng chí Phó Trưởng đoàn Sùng A Lềnh đề nghị tại Điều 28 quy định Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra sở (gồm 5 khoản), cần bổ sung thêm 1 khoản (Khoản 6) với nội dung: “Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện các văn bản luật, pháp lệnh và các văn bản khác có liên quan cho phù hợp với yêu cầu quản lý của sở và tình hình thực tiễn của các địa phương”.

Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sùng A Lềnh góp ý trực tiếp vào dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) ảnh 1  
Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sùng A Lềnh phát biểu tại Hội trường sáng 25/10.  

Lý do thanh tra là hoạt động đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Qua đó phát hiện, đề xuất kịp thời hướng giải quyết những sơ hở, thiếu sót, bất cập của pháp luật và các quy định của Nhà nước, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có vi phạm.

Nếu cơ quan thanh tra chưa chỉ ra được những tồn tại, hạn chế, sai phạm để có giải pháp xử lý, khắc phục sửa chữa thì chưa đạt mục tiêu, hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

Tại Điều 49 quy định căn cứ ra quyết định thanh tra (gồm 5 khoản), Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho rằng, Khoản 5 về “Căn cứ khác theo quy định của luật” là chưa đầy đủ về nghĩa, cần bổ sung là “Căn cứ khác theo quy định của pháp luật có liên quan”. Lý do bổ sung là bởi ngoài luật còn có các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện và rất nhiều các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Khoản 3, Điều 54 của dự thảo Luật sửa đổi nêu: "Chậm nhất kể từ ngày kết thúc hồ sơ thanh tra, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm lập và bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan tiến hành thanh tra". Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chỉ ra rằng, như vậy là chưa đầy đủ, đề nghị sửa đổi, bổ sung cụm từ “làm việc” để cả cụm từ viết lại là “Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hồ sơ thanh tra, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm lập và bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan tiến hành thanh tra”.

Lý giải cho ý kiến của mình, đồng chí Sùng A Lềnh cho rằng, thời gian làm việc quy định tại các văn bản pháp luật là các ngày trừ thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ.

Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sùng A Lềnh góp ý trực tiếp vào dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) ảnh 2  
Hội trường kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV trong phiên sáng 25/10.  

Ngoài ra, trong bài phát biểu trực tiếp tại Hội trường, đồng chí Sùng A Lềnh còn đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét bổ sung Khoản 4, Điều 55 về Hồ sơ thanh tra (dự thảo luật chưa có quy định này) nhằm đảm bảo áp dụng pháp luật thống nhất tại các địa phương.

Đề nghị sửa đổi, bổ sung vào Điều 111 về kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra, Điều 113 về chế độ, chính sách đối với thanh tra viên.

Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dẫn chứng, tại Khoản 3, Điều 111 của dự thảo luật quy định: “Các cơ quan thanh tra được trích một phần số tiền từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra”.

Đây không phải là nguồn kinh phí cơ bản, chỉ mang tính chất hỗ trợ, động viên nên đưa vào kinh phí hoạt động là chưa phù hợp. Đề nghị sửa thành “Kinh phí được trích từ các khoản thu hồi do phát hiện qua thanh tra, sau khi nộp vào ngân sách nhà nước, giao cho Chính phủ quy định chi tiết nội dung này”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Theo đặc phái viên TTXVN, vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu, cùng đoàn đại biểu cấp cao của Bỉ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

fb yt zl tw