Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài kiểm tra công tác phòng chống, ứng phó với cơn bão số 3 tại Sa Pa

Chiều 6/9, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, ứng phó với cơn bão số 3 tại thị xã Sa Pa.

SP.jpg
Quang cảnh buổi làm việc.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, ứng phó với cơn bão số 3 tại phường Ô Quý Hồ. Tại đây, lãnh đạo phường Ô Quý Hồ đã báo cáo nhanh tiến độ, công tác triển khai ứng phó với cơn bão số 3.

DSC07517.JPG
Lãnh đạo phường Ô Quý Hồ báo cáo công tác phòng chống, ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn phường.

Theo đó, phường Ô Quý Hồ đã thành lập 3 tổ công tác kiểm tra, chỉ đạo phòng chống, ứng phó với cơn bão số 3. Hiện thành viên các tổ công tác đang rà soát, xác minh các hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đất đá, lũ quét để vận động di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm; kiểm tra các con suối, hệ thống đường giao thông để có phương án khắc phục nhanh và cắm biển cảnh báo những khu vực nguy hiểm cho Nhân dân được biết; tổ chức hỗ trợ người dân gia cố, chằng chống lại nhà cửa.

DSC07527.JPG
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài yêu cầu địa phương thực hiện tốt công tác ứng phó với cơn bão số 3.

Tại buổi kiểm tra, đồng chí Nguyễn Trọng Hài yêu cầu UBND phường Ô Quý Hồ nói riêng, thị xã Sa Pa nói chung tập trung rà soát các trường hợp nằm trong khu vực nguy hiểm để có phương án di dời trước khi bão đổ bộ vào địa bàn tỉnh. Đối với những hộ cố tình không di dời cần thực hiện biện pháp cưỡng chế để đảm bảo an toàn tính mạng cho Nhân dân. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thu hoạch lúa cũng như các sản phẩm nông nghiệp xong trong ngày 7/9. Kiểm tra các khu vực nuôi trồng thuỷ sản; khuyến cáo người dân không ở lại trong các lán trại trông coi cá khi xảy ra mưa, bão. Thực hiện rà soát, cắm biển cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất đá, lũ quét. Bố trí lực lượng, trang thiết bị, phương tiện kịp thời cứu hộ, cứu nạn và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do bão, mưa lũ gây ra theo phương châm “4 tại chỗ”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw