Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh kiểm tra thiệt hại tại huyện Văn Bàn

Ngày 9/9, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh và đoàn công tác đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại do mưa lũ tại huyện Văn Bàn.

lãnh đạo tỉnh kchir đạo công tác tìm kiếm cứu nạn tạ xã Dương Quỳ.jpg
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện kiểm tra công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Cùng đi có đồng chí Phạm Toàn Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; lãnh đạo một số sở, ngành; lãnh đạo huyện Văn Bàn.

Các đồng chí lãnh đạo đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại do mưa lũ gây ra, đồng thời chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn xã Dương Quỳ, Thẩm Dương.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, từ đêm 7/9, huyện Văn Bàn có mưa to trên diện rộng gây sạt lở đất tại một số tuyến đường. Tại thôn Tùn Trên, xã Dương Quỳ, sạt lở đất, nghi có 1 người mất tích. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đoàn công tác đã trực tiếp đến hiện trường để chỉ đạo khắc phục, đồng thời, huy động lực lượng chức năng tổ chức tìm kiếm người mất tích.

kiem tra sat lo.jpg
Kiểm tra tình hình sạt lở tại xã Thẩm Dương.

Tại xã Thẩm Dương, đoàn đã đi kiểm tra tình hình sạt lở đoạn KM38+600, dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía bắc, thuộc thôn Thẩm Con; kiểm tra tình trạng sụt, lún tại Trường Mầm non xã Thẩm Dương.

Sau khi kiểm tra thực tế, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đề nghị chính quyền huyện Văn Bàn tiếp tục tập trung nhân lực, vật lực, thiết bị tại chỗ để khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ; tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, rà soát các nội dung, phương án chuẩn bị ứng phó với phương châm “4 tại chỗ”; hỗ trợ Nhân dân ổn định đời sống; tiếp tục tuyên truyền, cắm biển cảnh báo tại khu vực có nguy cơ sạt lở, phân luồng để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện...

di dời người và tài sản.jpg
Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân di chuyển đến nơi an toàn.

Tính đến 16h00 ngày 9/9, mưa lũ trên địa bàn khiến 2 người chết; thiệt hại 133 nhà dân; hơn 303 ha lúa và gần 72 ha ngô; 7 con trâu bị nước lũ cuốn trôi. Mưa lũ cũng gây hỏng các công trình hạ tầng trên Quốc lộ 279, Tỉnh lộ 151, 151B, 162… Ước thiệt hại ban đầu trên 8,5 tỷ đồng.

Hiện nay, huyện Văn Bàn đang tập trung nhân lực, trang thiết bị khắc phục hậu quả thiên tai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw