Phim Việt thắng hai giải quan trọng tại LHP quốc tế Venice 2024

Đại diện phim truyện điện ảnh duy nhất của Việt Nam tham gia LHP quốc tế Venice 2024 đã giành hai chiến thắng đầy thuyết phục ở hạng mục Tuần lễ phê bình phim quốc tế Venice (Venice’s International Film Critics’ Week).

Tuần lễ phê bình phim quốc tế Venice là một phần song song nhưng độc lập do Liên đoàn phê bình phim quốc gia Italy tổ chức, cũng diễn ra trong khuôn khổ LHP quốc tế Venice. Trong lần thứ 39 tổ chức, hạng mục này vừa công bố các giải thưởng chính thức.

Theo đó, ban giám khảo quốc tế gồm các thành viên Kerem Ayan, Yasmine Benkiran và Ariane Labed đã trao giải thưởng lớn - IWONDERFULL Grand Prize cũng là giải quan trọng nhất ở hạng mục này cho đại diện của Việt Nam - Don’t Cry, Butterfly (Mưa trên cánh bướm) của nữ đạo diễn Dương Diệu Linh.

Đoàn phim Mưa trên cánh bướm xuất hiện đầy màu sắc trên thảm đỏ. Ảnh: ĐPCC
Đoàn phim Mưa trên cánh bướm xuất hiện đầy màu sắc trên thảm đỏ. Ảnh: ĐPCC

Đánh giá về bộ phim, ban giám khảo ca ngợi tính độc đáo và sáng tạo "kết hợp giữa hài kịch, chính kịch xã hội và kỳ ảo trong khi miêu tả sự phức tạp trong mối quan hệ mẹ con". Bộ phim cũng giành được giải thưởng Verona Film Club Prize cho bộ phim sáng tạo nhất.

Phim đã được mua bản quyền phát hành tại Việt Nam nhưng chưa ấn định thời gian cụ thể. Ảnh: ĐPCC
Phim đã được mua bản quyền phát hành tại Việt Nam nhưng chưa ấn định thời gian cụ thể. Ảnh: ĐPCC

Mưa trên cánh bướm xoay quanh một nhân viên chăm chỉ tại địa điểm tổ chức tiệc cưới nhưng phát hiện ra chồng mình ngoại tình trên truyền hình trực tiếp. Thay vì đối đầu với anh ta, cô nhờ đến một thầy bùa để giành lại tình yêu.

Con gái của cô trút sự thất vọng của mình vào những tưởng tượng sống động về một tương lai tươi sáng hơn ở nước ngoài. Trong khi đó, một linh hồn bí ẩn chỉ những người phụ nữ mới nhìn thấy đã trú ẩn trong căn nhà nứt nẻ, dột nát của họ.

Phim vừa được CJ CGV Việt Nam mua bản quyền phát hành tại thị trường trong nước dù chưa ấn định thời điểm cụ thể.

Sau LHP Venice, bộ phim tiếp tục tham dự LHP quốc tế Toronto và LHP quốc tế Busan.

Trước đó phim nhận nhiều lời ngợi khen sau khi công chiếu. Ảnh: ĐPCC
Trước đó phim nhận nhiều lời ngợi khen sau khi công chiếu. Ảnh: ĐPCC

Ngoài giải thưởng cho đại diện của Việt Nam, ban tổ chức cũng trao giải các giải thưởng khác nhau trong đó có giải Special mention cho tác phẩm No Sleep Till của đạo diễn Alexandra Simpson; giải đạo diễn xuất sắc nhất cho Francesco Manzato với bộ phim Nero Argento. Giải phim ngắn xuất sắc nhất đã thuộc về Things that My Best Friend Lost (đạo diễn Marta Innocenti).

Danh sách các giải thưởng tại Tuần lễ phê bình phim quốc tế Venice 2024:

Phim truyện điện ảnh

IWONDERFULL Grand Prize: Don’t Cry, Butterfly - Dương Diệu Linh (Vietnam/Singapore/Philippines/Indonesia)

Special Mention: No Sleep Till (đạo diễn: Alexandra Simpson - USA/Thụy Sĩ)

Phim ngắn xuất sắc: Things that My Best Friend Lost (đạo diễn Marta Innocenti - Italy)

Đạo diễn xuất sắc nhất: Francesco Manzato (phim Nero Argento - Italy)

Đóng góp về kỹ thuật: Marco Talarico (phim At Least I Will Be 8 294 400 Pixel - Italy)

Một số giải thưởng khác:

Verona Film Club Prize: Don’t Cry, Butterfly - Dương Diệu Linh

Mario Serandrei – Hotel Saturnia Prize cho những đóng góp về kỹ thuật: Homegrown (đạo diễn Michael Premo - USA)

Giải thưởng khán giả THE FILM CLUB: Paul & Paulette Take a Bath (đạo diễn Jethro Massey – Anh).

Luciano Sovena Award cho nhà sản xuất độc lập: Anywhere Anytime (đạo diễn Milad Tangshir - Italy)

FEDIC Award cho phim ngắn xuất sắc: Playing God (đạo diễn: Federico Burani - Italy)

Theo sggp.org.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyển động cùng nhạc kịch

Chuyển động cùng nhạc kịch

Nhạc kịch đang được “phủ sóng” rộng rãi từ sân khấu cho đến trường học. Ở đó, cùng với việc “Việt hóa” các tác phẩm của nước ngoài, liên kết với nhà hát quốc tế… thì việc khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống đang giúp loại hình sân khấu này có thêm sức hút, đặc biệt là với khán giả trẻ.

Gian nan bảo vệ bản quyền

Gian nan bảo vệ bản quyền

Tròn 20 năm Việt Nam tham gia Công ước Berne (10/2004) về quyền sở hữu trí tuệ. Khoảng thời gian này không phải là ngắn, vậy nhưng tình trạng xâm phạm bản quyền ở trong nước vẫn còn phổ biến và ngày càng phức tạp.

"Đốt đuốc đi tìm"...

"Đốt đuốc đi tìm"...

Nhiều người lấy làm ngạc nhiên vì trong lúc thế giới điện ảnh vô cùng sôi động thì lại thiếu vắng những người làm phê bình điện ảnh một cách đúng nghĩa. Cùng đó cũng lại ngạc nhiên khi mà trên mạng xã hội người ta bàn tán dữ dội một bộ phim nào đó, nhưng không thấy “nhà phê bình điện ảnh” ở đâu.

Đồ họa Việt cần tiếp cận trình độ thế giới

Đồ họa Việt cần tiếp cận trình độ thế giới

Trong những năm gần đây, công chúng Việt Nam thường xuyên chứng kiến tên tuổi của một số nhà thiết kế đồ họa Việt Nam xuất hiện trong các bộ phim “bom tấn” nước ngoài. Cùng với đó, những sản phẩm văn hóa trong nước sử dụng đồ họa cũng ngày càng phổ biến và mức độ hiện đại rất cao. Tuy nhiên để bắt kịp trình độ phát triển của đồ họa thế giới, chúng ta cần có chiến lược phát triển thông qua 3 trụ cột: Sáng tạo, nghiên cứu và giảng dạy.

fbytzltw