Phim Việt doanh thu trăm tỷ gây sốt tại LHP quốc tế Jakarta

'Làm giàu với ma' - phim đạt doanh thu trăm tỷ, có NSƯT Hoài Linh đóng chính - gây chú ý tại Jakarta Film Week - LHP quốc tế Jakarta, Indonesia.

Sau 2 tháng ra rạp và thu về 128 tỷ đồng, phim Làm giàu với ma (Betting with ghost) được chọn đại diện tham dự và chiếu chính thức cho hạng mục Global Features, LHP quốc tế Jakarta 2024.

Các diễn viên vắng mặt vì kẹt lịch trình riêng nên đạo diễn Trung Lùn đại diện đoàn phim dự sự kiện. Tuấn Trần và Diệp Bảo Ngọc đã quay video chúc mừng bộ phim cũng như nhắn gửi khán giả Indonesia.

Chia sẻ thêm với VietNamNet, Trung Lùn tự hào đứa con tinh thần được đón nhận tại Indonesia. Anh bất ngờ khi khán giả bản xứ phản ứng tốt, nhiều người rơi nước mắt.

8-9303-2471.jpg
Trung Lùn tại LHP quốc tế Jakarta, Indonesia.

Phần giao lưu, anh tiết lộ làm phim này vì có người thân bị bệnh ung thư. Lo đề tài tình cảm gia đình trùng lặp và gây nhàm chán, đạo diễn chọn cách kể hài hước, gần gũi kết hợp yếu tố tâm linh.

Trong khuôn khổ chương trình, Trung Lùn còn gặp các giám khảo và nhà làm phim quốc tế như biên kịch Eric Roux, nhà phê bình phim Patrick F. Campos, giám tuyển phim June Kim...

Anh xúc động khi Đại sứ Tạ Văn Thông và nhiều khán giả Việt sống tại Jakarta đến xem, ủng hộ. Họ vui khi Làm giàu với ma là phim Việt đầu tiên được phát hành trực tiếp tại đây bởi một công ty Việt Nam.

9-4841-4536.jpg
Hoài Linh trong phim "Làm giàu với ma".

Đại sứ Việt Nam tại CH Indonesia cũng đánh giá bộ phim chạm đến cảm xúc người xem.

Phim Làm giàu với masẽ ra rạp Indonesia từ ngày 13/11 đồng thời khởi chiếu tại 11 quốc gia/vùng lãnh thổ khác như Australia, New Zealand, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Mỹ, Philippines...

Jakarta Film Week - LHP quốc tế Jakarta được Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Jakarta tổ chức lần đầu năm 2021 nhằm hỗ trợ và phục hồi ngành công nghiệp điện ảnh sau đại dịch Covid-19 tại quốc gia này.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bảo vệ di sản không chỉ dừng lại ở xác định khu vực bảo vệ, mà còn cần tính đến cách khai thác, sử dụng di sản bền vững, để vừa bảo tồn được giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm cuộc sống người dân.

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

“Cao nguyên trắng” Bắc Hà là nơi sinh sống của 14 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 84%. Những năm qua, huyện Bắc Hà luôn nỗ lực, chú trọng bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Từ đó, tạo được sức lan toả trong cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Bắc Hà trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc.

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Tới thăm xóm người Dao ở thôn Khổi Nghè, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, chúng tôi gặp các bà, các chị đang miệt mài ngồi thêu bên hiên nhà. Trong bộ trang phục truyền thống, các bà, các chị đưa những đường kim mũi chỉ tạo hình lên các tấm vải nhỏ trên tay, vừa vui vẻ trò chuyện.

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Cả đời gắn bó với chiếc khăn rằn, tình yêu đó cũng thôi thúc soạn giả Nhâm Hùng - nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Tây Đô, viết tới 31 đầu sách, trong đó cuốn sách “Văn hoá khăn rằn”.

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

“Giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” là những nghi thức độc đáo được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng người Xá Phó ở xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên). Những nghi thức này là “linh hồn” trong lễ ăn cơm mới của cộng đồng Xá Phó. Trong văn hóa của đồng bào Xá Phó, ăn cơm mới là nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu mỗi khi thu về - thời điểm những cánh đồng ngả màu vàng óng chờ thu hoạch.

[Ảnh] Rực rỡ trang phục người Dao tuyển Thanh Bình

[Ảnh] Rực rỡ trang phục người Dao tuyển Thanh Bình

Ở xã Thanh Bình (huyện Mường Khương), trong những nếp nhà người Dao dù làm theo phong cách truyền thống hay hiện đại vẫn lưu giữ rất nhiều nét đẹp văn hóa dân tộc từ lời ăn tiếng nói, tín ngưỡng dân gian đến các điệu dân ca… Đặc biệt, bên góc nhỏ hiên nhà, bạn sẽ được khám phá một kho truyền thống, những tri thức dân gian quý mà các cô gái Dao tuyển vẫn cần mẫn thực hành trong việc làm trang phục truyền thống của dân tộc.

Tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng

Tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng

Ngày 20/10, tại thị xã Sa Pa, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai, UBND thị xã Sa Pa tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng cho hơn 200 học viên đến từ hệ thống trung tâm văn hóa thuộc các tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã trên toàn quốc.

Khai mạc Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV năm 2024: Chuyển đổi - Sáng tạo - Bứt phá

Khai mạc Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV năm 2024: Chuyển đổi - Sáng tạo - Bứt phá

Tối 20/10, tại Nhà hát Đó bên bờ biển Nha Trang (Khánh Hòa), Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV - 2024 chính thức khai mạc. Sự kiện được truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình CAND (ANTV), Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Khánh Hòa (KTV) cùng các nền tảng số của ANTV.

Triển lãm ảnh về di sản Việt Nam qua phim

Triển lãm ảnh về di sản Việt Nam qua phim

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), diễn ra tại Hà Nội từ ngày 7 đến 11/11.

Vai trò cộng đồng trong bảo tồn di sản địa chất

Vai trò cộng đồng trong bảo tồn di sản địa chất

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng (công viên địa chất) có diện tích hơn 3.500 km2, nằm trên địa bàn 9 huyện cùng thành phố Cao Bằng với 130 điểm di sản địa chất đa dạng, độc đáo, bao gồm các điểm di sản hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản, cảnh quan đá vôi, hang động, thác nước…, trong đó có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng, đây có thể coi là tài nguyên du lịch nổi bật của tỉnh Cao Bằng.

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Khi nhiều làng nghề truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, thì tại làng Trạch Xá vẫn đang giữ gìn và phát triển nghề may áo dài truyền thống với bí quyết rất đặc biệt: “Trong dán hồ, ngoài phô trứng nhện”.

fbytzltw