Phim truyền hình về gia đình: Sức hút từ "công thức" mới

Thay vì sa đà vào sự kịch tính, gay cấn hay bi kịch, các bộ phim truyền hình thời gian qua đã có thay đổi về nội dung, tìm ra “công thức” mới để tiếp cận khán giả…

Cảnh trong phim “Đi giữa trời rực rỡ”.
Cảnh trong phim “Đi giữa trời rực rỡ”.

Mệt mỏi với... drama

Những năm qua, mảng phim về gia đình luôn là đề tài “nóng” trên các kênh sóng truyền hình, đặc biệt là trong các khung giờ vàng. Mặc dù nội dung không mới, nhưng đây luôn là “mảnh đất” màu mỡ để các biên kịch khai thác.

Có thể kể đến như “Về nhà đi con”, “Gia đình mình vui bất thình lình”, “Sống chung với mẹ chồng”, “Hướng dương ngược nắng”… Tuy nhiên, bên cạnh một số bộ phim tạo được thương hiệu, mảng phim về mảng đề tài này đang nhận nhiều ý kiến trái chiều khi quá lạm dụng những yếu tố như ngoại tình, bi kịch gia đình, quan hệ mẹ chồng nàng dâu…

Nội dung phim mặc dù bám sát hơi thở cuộc sống, là những tình tiết có thật ngoài đời thực, nhưng cách xây dựng nhân vật đã bị làm quá, đẩy mọi thứ lên cao trào, gây ra nhiều tình huống vô lý, khiến nhiều khán giả bức xúc.

Điển hình như bộ phim “Trạm cứu hộ trái tim” sau khi phát sóng đã hứng chịu rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là phản ứng tiêu cực từ khán giả. Phim bị đánh giá thiếu tính nhân văn, tràn ngập những tiêu cực khiến người xem chỉ muốn chuyển kênh.

Trước đó, 2 bộ phim là “Thương ngày nắng về 2” và “Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ” cũng rơi vào tình trạng tương tự khi đẩy những câu chuyện giữa mẹ chồng và nàng dâu hay mẹ kế và con chồng lên đỉnh điểm của những mâu thuẫn. Mới nhất, vai diễn Vân Trang trong bộ phim “Chúng ta của 8 năm sau” diễn viên Huyền Lizzie còn bị khán giả đòi tẩy chay. Nguyên nhân bên cạnh vai diễn được cho là “già quá tuổi” thì phim cũng bị đánh giá là quá lạm dụng những câu chuyện về ngoại tình, chia rẽ tình cảm.

Đáng nói hơn, nhiều bộ phim còn xây dựng hình ảnh người mẹ trở nên xấu xí, nham hiểm. Như “Hương vị tình thân”, hai người mẹ với nhiều tính xấu, ghét bỏ, tính toán thực dụng với chính con gái ruột của mình, gây ra nhiều tình tiết phi lý, không có tính thực tế. Bà mẹ trong phim “Cây táo nở hoa” thì ăn trộm chính thùng tiền cưới của con...

Nhiều khán giả khi được hỏi cho biết, họ thấy mệt mỏi với những bộ phim có nhiều yếu tố drama.

Đạo diễn Ngô Hương Giang nhìn nhận, phim về đề tài gia đình đang đi vào lối mòn kịch bản cũ, không hấp dẫn vì mô tuýp quen thuộc. Đó là các cặp đôi vô tình gặp gỡ rồi yêu thương, trải qua biến cố chia tay sau đó gặp lại. Kết cấu này na ná như các bộ phim từng lên sóng trước đó. Vì vậy, nó thiếu sự hấp dẫn, không đi vào chiều sâu cảm xúc.

Cũng theo vị đạo diễn này, phương thức phát hành phim không theo kịp xu hướng của khán giả cũng là nguyên nhân phim truyền hình kém hấp dẫn, không được nhiều người đón nhận. Không kể thực tế các dự án ra đời ồ ạt, phim cũ chưa phát sóng được bao lâu đã truyền thông phim mới. Đây cũng là hạn chế cần nhìn nhận để có những sản phẩm thực sự chất lượng chứ không phải ra phim theo chỉ tiêu.

Giảm nước mắt, tăng nụ cười

Những bộ phim phát sóng vào các khung “giờ vàng” cũng là thời điểm khán giả muốn nghỉ ngơi, thư giãn và sự lựa chọn của họ sẽ là những bộ phim đề cao tính nhân văn đan xen yếu tố giải trí, hài hước.

Minh chứng là thời gian qua, một số bộ phim về đề tài gia đình gắn với yếu tố hài hước đã “ghi điểm” rất cao. Mặc dù cũng có kịch tính nhất định, song việc đưa các yếu tố hài hước để tránh bi kịch hóa và giúp người xem có được tiếng cười thoải mái sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi đã cho thấy hiệu quả. Thậm chí nhiều câu thoại sau khi lên sóng đã trở thành “trend” trên mạng xã hội.

Đơn cử như bộ phim truyền hình “Đi giữa trời rực rỡ” đang là bộ phim “hot” nhất trên sóng giờ vàng VTV khi cán mốc 1 tỷ lượt xem sau 8 tập lên sóng. Thậm chí, một tập phim phát sóng trực tuyến cũng có hơn 23.000 người theo dõi cùng một lúc. Cùng với lượng người xem kỷ lục là sự quan tâm, yêu mến của khán giả dành cho cặp đôi diễn viên Chải (Long Vũ) và Pu (Thu Hà Ceri). Nhiều đoạn video ngắn về bộ đôi này cũng thu hút lượt tương tác lớn trên các nền tảng mạng xã hội.

Theo đạo diễn Trần Quang Dũng, “Đi giữa trời rực rỡ” không chỉ là câu chuyện tình yêu của tuổi mới lớn mà còn khắc họa cuộc sống và văn hóa của đồng bào dân tộc vùng cao. Với các tình tiết trong phim nhẹ nhàng, giải trí mà không “lên gân lên cốt” nên dễ dàng chinh phục khán giả hơn.

Có thể nói, với phim truyền hình nói chung và mảng đề tài gia đình nói riêng, để tìm được “công thức” chinh phục khán giả không chỉ đòi hỏi nội dung hay mà còn phải nắm bắt được thị hiếu người xem. Bởi đề tài gia đình dù luôn ăn khách nhưng lại là thách thức với mọi biên kịch và đạo diễn. Để làm một tác phẩm mới mẻ nhưng gần gũi với đời thường và chạm tới trái tim người xem không hề đơn giản.

Còn theo biên kịch Huyền Lê, những kịch bản về đề tài gia đình vốn tưởng dễ viết, nhiều chuyện để viết nhưng thực ra khá khó. Bởi đề tài gia đình vốn rất quen thuộc, để làm mới cho phù hợp với thời đại, với thị hiếu khán giả đòi hỏi người viết phải có kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử, thẩm thấu được mọi mặt trong đời sống mới có thể lột tả hết những cảm xúc phức tạp ở mỗi câu chuyện, mỗi nhân vật.

Nhà phê bình điện ảnh Nguyễn Phong Việt cho biết, với người Việt Nam nói riêng và thị trường châu Á nói chung, gia đình vẫn là đề tài quen thuộc và gắn bó mật thiết đến đời sống từng cá nhân trong xã hội. Đó là lý do mà những phim Việt ăn khách nhất của lịch sử điện ảnh Việt Nam vẫn tập trung về đề tài này. Có thể câu chuyện không mới nhưng cách kể mới, khiến khán giả có thể khóc, cười cùng số phận nhân vật thì đều có khả năng “thắng lớn”.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức hút của 'Độc đạo', phim cảnh sát hình sự đang chiếu trên VTV3

Sức hút của 'Độc đạo', phim cảnh sát hình sự đang chiếu trên VTV3

“Độc đạo” là sự trở lại của ê kíp “Biệt dược đen” gồm hai đạo diễn Phạm Gia Phương - Trần Trọng Khôi, biên tập Trung Dũng và DOP Trần Kim Vũ. Bộ phim đang thu hút sự chú ý của khán giả trên kênh VTV3 bởi diễn xuất của dàn sao nam đình đám của Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC). Bộ phim gây chú ý ngay từ những tập đầu, với hàng triệu lượt xem các phần trích đoạn ngắn, hàng chục nghìn lượt thích và hàng nghìn lượt bình luận.

Nghệ thuật và sự sẻ chia

Nghệ thuật và sự sẻ chia

Cơn bão Yagi đã đi qua, song hậu quả để lại là vô cùng nặng nề đối với nhiều gia đình tại các tỉnh phía Bắc. Tiếp tục lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, nhiều nhà hát và các nghệ sĩ đang lên kế hoạch tổ chức các đêm nhạc, đấu giá các tác phẩm nghệ thuật… quyên góp, giúp đỡ đồng bào các tỉnh, thành miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra.

Chuyển động cùng nhạc kịch

Chuyển động cùng nhạc kịch

Nhạc kịch đang được “phủ sóng” rộng rãi từ sân khấu cho đến trường học. Ở đó, cùng với việc “Việt hóa” các tác phẩm của nước ngoài, liên kết với nhà hát quốc tế… thì việc khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống đang giúp loại hình sân khấu này có thêm sức hút, đặc biệt là với khán giả trẻ.

Gian nan bảo vệ bản quyền

Gian nan bảo vệ bản quyền

Tròn 20 năm Việt Nam tham gia Công ước Berne (10/2004) về quyền sở hữu trí tuệ. Khoảng thời gian này không phải là ngắn, vậy nhưng tình trạng xâm phạm bản quyền ở trong nước vẫn còn phổ biến và ngày càng phức tạp.

"Đốt đuốc đi tìm"...

"Đốt đuốc đi tìm"...

Nhiều người lấy làm ngạc nhiên vì trong lúc thế giới điện ảnh vô cùng sôi động thì lại thiếu vắng những người làm phê bình điện ảnh một cách đúng nghĩa. Cùng đó cũng lại ngạc nhiên khi mà trên mạng xã hội người ta bàn tán dữ dội một bộ phim nào đó, nhưng không thấy “nhà phê bình điện ảnh” ở đâu.

fbytzltw