Phát huy trách nhiệm, uy tín của văn nghệ sĩ: Hành động đẹp để dẹp cái xấu

Gần đây, trong giới văn nghệ sĩ có hai luồng hình ảnh đáng chú ý. Đó là nhiều người tích cực tham gia các hoạt động xã hội, để lại ấn tượng tốt đẹp với công chúng. Song, cũng không ít người có hành động tiêu cực, gây bức xúc không đáng có trong dư luận. Hơn lúc nào hết, khi đất nước đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, văn nghệ sĩ càng phải phát huy trách nhiệm, uy tín của mình để hành động và lan tỏa cái đẹp, đẩy lùi cái xấu.

Buổi livestream (phát trực tiếp trên mạng xã hội) giới thiệu, quảng bá, bán nông sản tiêu chuẩn VietGAP của Nghệ sĩ ưu tú Xuân Bắc. Ảnh: Tùng Đinh
Buổi livestream (phát trực tiếp trên mạng xã hội) giới thiệu, quảng bá, bán nông sản tiêu chuẩn VietGAP của Nghệ sĩ ưu tú Xuân Bắc. Ảnh: Tùng Đinh

Ảnh hưởng rộng trong cộng đồng

Mới đây, hưởng ứng chương trình “Kết nối nông sản - San sẻ yêu thương - Chung tay vượt qua đại dịch” do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với các bộ, ngành tổ chức, Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Xuân Bắc tham gia livestream (phát trực tiếp trên mạng xã hội) giới thiệu, quảng bá, bán nông sản tiêu chuẩn VietGAP như vải thiều, bí xanh, mận... Trong bộ trang phục giản dị, thân thiện, tấm chắn giọt bắn trong suốt tiện lợi, cùng cách truyền đạt gần gũi, dí dỏm, chỉ trong gần 1 giờ livestream, nghệ sĩ Xuân Bắc đã bán được 85 tấn hàng, với 5.000 đơn được chốt.

Thời gian qua, ca sĩ Thái Thùy Linh cùng đồng nghiệp, bạn bè đã thực hiện nhiều chương trình đóng góp, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch thiết thực. Nổi bật là chương trình “Vitamin tháng 5” - cung cấp nước hoa quả tươi mỗi ngày hỗ trợ lực lượng tuyến đầu. Bằng sức ảnh hưởng của mình, nữ ca sĩ đã nhận được sự đồng hành của nhiều cơ sở pha chế, nhà tài trợ hoa quả, nguyên liệu để thực hiện chương trình.

Cuối tháng 5-2021, hai ca sĩ Tuấn Hưng và Tùng Dương đã tổ chức buổi biểu diễn trực tuyến, kêu gọi cộng đồng chung tay ủng hộ các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và nhận được gần 2 tỷ đồng đóng góp để gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hai địa phương này phục vụ công tác phòng, chống dịch. Để hỗ trợ người lao động gặp khó khăn, ca sĩ Hà Anh Tuấn và đồng nghiệp đã ủng hộ 25 tấn gạo, 50.000 quả trứng, 300 lít dầu ăn, tổ chức bếp ăn từ thiện cho nhiều địa điểm bị phong tỏa tại thành phố Hồ Chí Minh. Các nghệ sĩ, người nổi tiếng như Mỹ Tâm, Việt Anh, hoa hậu Ngọc Hân… đăng chứng nhận ủng hộ Quỹ Vắc xin phòng Covid-19 và các chiến dịch phòng, chống dịch, đồng thời kêu gọi cộng đồng hưởng ứng. Còn ca sĩ Hồng Nhung thì quyết định đăng ký là tình nguyện viên thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc xin Nano Covax của Việt Nam. Cùng với đó, nhiều nghệ sĩ thường xuyên ra mắt các ca khúc, tranh, ảnh tuyên truyền và cổ vũ, động viên các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch...

Bên cạnh những hình ảnh đẹp, gần đây, dư luận khá bức xúc về việc một số nghệ sĩ đã có hành động không hay, ảnh hưởng đến hình ảnh những người làm nghệ thuật. Trong đó, đáng chú ý là Nghệ sĩ nhân dân Hồng Vân, Nghệ sĩ ưu tú Quyền Linh... tham gia quảng cáo nội dung không đúng, gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm và đã phải xin lỗi công khai. Hay trên Facebook cá nhân, Nghệ sĩ ưu tú Đức Hải có những phát ngôn thô tục, gây bức xúc trong công chúng, khiến Trường Cao đẳng Văn hóa, nghệ thuật và du lịch Sài Gòn quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng của nghệ sĩ này…

Các nghệ sĩ tham gia MV (video âm nhạc) với tên gọi “Sức mạnh Việt Nam” để cổ vũ tinh thần người dân và lực lượng chức năng phòng, chống dịch Covid-19.
Các nghệ sĩ tham gia MV (video âm nhạc) với tên gọi “Sức mạnh Việt Nam” để cổ vũ tinh thần người dân và lực lượng chức năng phòng, chống dịch Covid-19.

Muốn bớt cỏ dại phải trồng nhiều hoa

Văn nghệ sĩ, người nổi tiếng có sức ảnh hưởng đến công chúng rất lớn, nên họ cần chú ý hình ảnh trong đời sống. Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Xuân Bắc chia sẻ, anh cảm thấy vinh dự vì được tham gia hỗ trợ tiêu thụ nông sản và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng. “Mỗi người làm một việc tốt, lan tỏa những điều tích cực sẽ tạo nên sức mạnh”, Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Xuân Bắc khẳng định. Ca sĩ Hồng Nhung cũng cho rằng, là nghệ sĩ cần lan tỏa tinh thần tích cực đến cộng đồng thông qua việc làm, hành động lành mạnh của chính bản thân.

Ở góc độ công chúng, chị Bùi Quỳnh Liên (phường Khương Trung, quận Thanh Xuân) chia sẻ: “Những hành động tốt, hình ảnh đẹp của văn nghệ sĩ, người nổi tiếng lan tỏa rất nhanh trong cộng đồng; ngược lại, khi văn nghệ sĩ có ý thức kém cũng tác động tiêu cực đến người hâm mộ, nhất là giới trẻ”.

Để kịp thời phát huy những hành động tích cực, đồng thời chấn chỉnh hiện tượng tiêu cực của văn nghệ sĩ, ngày 4-6-2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Công văn số 1854/BVHTTDL-NTBD gửi UBND các tỉnh, thành phố và Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam về việc tăng cường công tác quản lý trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Theo đó, các địa phương và hội nghề nghiệp phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức của văn nghệ sĩ trong việc chấp hành pháp luật về nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo, an ninh mạng; đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm, uy tín trong việc lan tỏa những việc làm tốt, hình ảnh đẹp, tác phong, ứng xử văn hóa đến cộng đồng.

Nghệ sĩ nhân dân Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam khẳng định, văn nghệ sĩ đích thực phải hành động đẹp, lan tỏa những điều tốt trong xã hội. Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam cũng đã gửi công văn đến các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành trung ương, hội văn học, nghệ thuật các tỉnh, thành phố đề nghị triển khai quản lý hoạt động văn học, nghệ thuật theo tinh thần đó.

Còn theo Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học, nghệ thuật Hà Nội: “Muốn bớt cỏ dại phải trồng nhiều hoa”. Càng trong những thời điểm khó khăn, dịch bệnh phức tạp, văn nghệ sĩ càng cần tích cực phát huy lợi thế, thực hiện những hoạt động ý nghĩa, nhân văn, có ảnh hưởng tốt, từ đó đẩy lùi hiện tượng tiêu cực, tác động xấu đến xã hội.

HNM

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi chuyên đề mỹ thuật có chủ đề “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” năm 2024 với 3 bộ giải dành cho 3 lứa tuổi: mẫu giáo, tiểu học và trung học. Đây là cuộc thi mỹ thuật dành cho học sinh lần thứ hai được Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức.

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

fbytzltw