Phát hiện đặc điểm chưa từng thấy trong bầu khí quyển sao Mộc

Sao Mộc là một trong những mục tiêu đầu tiên được Kính thiên văn James Webb quan sát khi kính thiên văn này bắt đầu hoạt động vào tháng 7/2022. Sau khi ghi lại những hình ảnh vượt ngoài mong đợi của các nhà thiên văn học, James Webb mới đây đã tiết lộ đặc điểm chưa từng thấy trong bầu khí quyển của hành tinh khí khổng lồ này.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng Camera Cận Hồng ngoại hay NIRCam của Kính thiên văn James Webb để ghi lại hàng loạt hình ảnh của sao Mộc với mỗi hình ảnh cách nhau 10 tiếng, đồng thời dùng 4 bộ lọc khác nhau để phát hiện những thay đổi trong bầu khí quyển của hành tinh.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra các dòng tia tốc độ cao ở tầng bình lưu của sao Mộc - lớp khí quyển nằm trên các đám mây khoảng 40km. Dòng tia này đi qua xích đạo của hành tinh, trải rộng hơn 4.800km và di chuyển với tốc độ 515km/h, gấp 2 lần tốc độ gió trong cơn bão cấp 5 trên Trái Đất.

Ảnh minh họa: NASA
Ảnh minh họa: NASA

Các phát hiện này đã hé lộ về những tương tác dữ dội trong bầu khí quyển bão tố của sao Mộc.

"Đây là điều khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên", Ricardo Hueso, chủ nhiệm nghiên cứu được công bố vào 19/10 trên Nature Astronomy cho hay. Ông Hueso là giảng viên vật lý tại Đại học Basque ở Tây Ban Nha.

Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời và được tạo thành từ khí nên rất khác Trái Đất. Tuy nhiên, giống như hành tinh của chúng ta, sao Mộc cũng có các lớp khí quyển. Các lớp này bao gồm nhiều kiểu thời tiết khác nhau, trong đó có những cơn bão kéo dài hàng thế kỷ như Vết đỏ lớn và những đám mây được tạo thành từ ammonia đóng băng.

Trong khi đã có các sứ mệnh thâm nhập sâu vào những đám mây của sao Mộc bằng cách sử dụng các bước sóng ánh sáng khác nhau thì James Webb có vị trí đặc biệt trong việc nghiên cứu các lớp khí quyển ở độ cao lớn (từ 25 - 50km) và tiết lộ những thông tin chi tiết chưa từng thấy.

"Mặc dù có các kính thiên văn mặt đất và các tàu vũ trụ như Juno và Cassini của NASA hay Kính thiên văn Hubble nhưng Kính thiên văn James Webb đã cung cấp những phát hiện mới về vành đai sao Mộc, các vệ tinh và bầu khí quyển của nó", đồng tác giả nghiên cứu - Imke de Pater, Giáo sư danh dự về thiên văn học, Trái Đất và khoa học hành tinh thuộc Đại học California, Berkeley cho hay.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh gió do James Webb phát hiện ở độ cao lớn và gió ở lớp khí quyển thấp hơn do Hubble thu thập rồi theo dõi sự thay đổi về tốc độ gió. Cả hai kính thiên văn này đều cần thiết để phát hiện ra dòng tia bởi James Webb đã phát hiện ra đặc điểm đám mây nhỏ trong khi Hubble cung cấp thông tin về bầu khí quyển xích đạo, trong đó có các cơn bão không liên quan đến dòng tia. Hai kính thiên văn này đã cung cấp những thông tin mới về bầu khí quyển phức tạp của sao Mộc và các quá trình diễn ra trong các lớp khí quyển của hành tinh.

Các quan sát tương lai về sao Mộc sử dụng Kính thiên văn James Webb có lẽ sẽ hé lộ nhiều thông tin hơn về các dòng tia chẳng hạn như sự thay đổi về tốc độ và độ cao theo thời gian cũng như các điều bất ngờ khác.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw