Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng chống đuối nước năm 2024

Ngày 26/5, tại Thanh Hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ Khai mạc hè, Ngày Olympic trẻ em và Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng chống đuối nước năm 2024. Chương trình thu hút sự tham gia của 7.500 thiếu nhi và cán bộ, hướng dẫn viên, vận động viên của tỉnh Thanh Hóa cùng hơn 30 tỉnh, thành phố khác.

Các vận động viên tham gia Trình diễn bơi cứu đuối tại lễ phát động. Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN
Các vận động viên tham gia Trình diễn bơi cứu đuối tại lễ phát động. Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN

Đây là sự kiện quy mô cấp quốc gia được tổ chức hằng năm tại nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ bản thân, trang bị thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết như sơ cấp cứu, kỹ năng bơi lặn, phòng, chống đuối nước cho trẻ em, từ đó giúp trẻ bền bỉ hơn về thể lực, trí lực. Lễ phát động năm nay được kết hợp với các hoạt động hấp dẫn như đồng diễn thể dục “Ngày hội Thiếu nhi vui khoẻ”, các trò chơi vận động, hội thi, giải thi đấu thể thao đa dạng cho trẻ trải nghiệm.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh, giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao trong thanh thiếu nhi, học sinh có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển nhân tố con người. Giai đoạn 2021 – 2023, phong trào thể dục thể thao trong trường học, nhà văn hoá, nhà thiếu nhi, khu dân cư phát triển ngày càng sôi nổi, đa dạng, phong phú, thu hút đông đảo trẻ em tham gia với hàng chục môn thể thao. Qua đó, đã giúp các em hình thành thói quen tích cực tập luyện hằng ngày để hoàn thiện kỹ năng vận động, nâng cao sức khoẻ, tầm vóc, thể lực, xây dựng lối sống an toàn, lành mạnh, phát triển toàn diện.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cả nước vẫn còn nhiều trẻ em khó khăn, chưa được bảo đảm quyền vui chơi, giải trí, luyện tập thể dục thể thao, tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn đuối nước còn nhiều. Nguyên nhân là do nhiều đơn vị, trường học, xã phường còn thiếu cơ sở vật chất, sân bãi thể dục thể thao, thiếu điểm vui chơi cho trẻ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Sự quan tâm của các cấp chính quyền một số địa phương, các thành viên trong gia đình về quyền trẻ em được vui chơi, giải trí chưa đầy đủ...

Thông qua lễ phát động, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các cấp uỷ đảng, chính quyền, các bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, gia đình và nhà trường tiếp tục quan tâm phát triển phong trào thể dục thể thao dành cho thanh thiếu nhi. Bộ kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chung tay đóng góp nhân lực, vật lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ thể thao và bể bơi để toàn dân nói chung, trẻ em nói riêng có điều kiện tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh tật, giảm thiểu tai nạn đuối nước.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch mong mỗi người dân, ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các em học sinh, thiếu niên, nhi đồng không chỉ tích cực tập luyện thể dục thể thao mà còn là tuyên truyền viên tích cực vận động gia đình, người thân, bạn bè cùng tập luyện và trang bị kiến thức, kỹ năng bơi phòng chống đuối nước.

Bà Lê Bùi Thị Mai Uyên, Giám đốc ngành hàng MILO và Sữa, công ty Nestlé Việt Nam chia sẻ, sau nhiều năm đồng hành cùng chương trình, đơn vị ghi nhận những thay đổi đáng kể khi ngày càng nhiều trẻ em được trang bị kỹ năng phòng, chống đuối nước và phát triển năng khiếu môn bơi. Trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục chung tay cùng các cơ quan, ban, ngành và phụ huynh để xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam bền bỉ hơn, song song với việc tạo điều kiện cho trẻ em trau dồi kỹ năng bơi và khám phá tiềm năng khi tập luyện thể thao từ sớm.

Em Nguyễn Doãn Nhật Tiến, học sinh lớp 3A2, Trường Tiểu học Ba Đình, thành phố Thanh Hóa cho biết, chúng em rất vui mừng và phấn khởi khi được tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn như: đồng diễn shuffledance, dân vũ thể thao, thi tìm hiểu kiến thức, kỹ năng bơi an toàn phòng, chống đuối nước, thi đấu giao lưu các môn thể thao, các trò chơi vận động bổ ích cho thể chất và tinh thần.

Những năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn 63/63 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp về phát triển phong trào thể dục thể thao cho thanh thiếu nhi, học sinh. Giai đoạn 2021 – 2023, phong trào thể dục thể thao trong trường học, nhà văn hoá, nhà thiếu nhi, khu dân cư được quan tâm xây dựng với nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú.

Hướng tới Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Tháng hành động vì trẻ em, hằng năm, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các ban ngành, đoàn thể tổ chức Lễ Khai mạc hè, Ngày Olympic trẻ em và Phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước. Kết quả là tỷ lệ trẻ em biết bơi, biết kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước tăng từ dưới 30% năm 2016 lên gần 40% trong năm 2022. Tỷ lệ tử vong do đuối nước là 3.000 trẻ em năm 2015 đã giảm xuống dưới 2.000 em trong năm 2023.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw