Phát động Phong trào thi đua 'Xóa nhà tạm, nhà dột nát'

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã thảo luận và thống nhất phát động Phong trào thi đua 'Xóa nhà tạm, nhà dột nát' từ nay đến năm 2025.

Phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” từ nay đến năm 2025.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 422/TB-VPCP ngày 19/10/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

Thông báo nêu: Từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước; sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được chú trọng. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

Hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai chủ động, tích cực, toàn diện và đạt hiệu quả tốt. Công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công, bảo trợ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo, được triển khai tích cực, chu đáo, hiệu quả; đời sống Nhân dân tiếp tục được cải thiện. Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai được tăng cường. Những kết quả đó có sự đóng góp tích cực của các phong trào thi đua trong cả nước.

Chất lượng khen thưởng được nâng lên

Hội đồng, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trung ương tiếp tục đổi mới hoạt động; phát huy vai trò, tích cực triển khai các hoạt động và hoàn thành tốt các nội dung, nhiệm vụ đề ra. Đã đôn đốc các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và các địa phương phát động, tổ chức triển khai các phong trào thi đua để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao ngay từ đầu năm; phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, chống tiêu cực, tham nhũng. Tham mưu, đề xuất và tổ chức triển khai tích cực, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó nổi bật là triển khai Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022; tổ chức thực hiện các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc; tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2023 với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, tạo được hiệu ứng tích cực cho xã hội.

Công tác thi đua, khen thưởng cũng được các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả, bám sát các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước đề ra, đáp ứng yêu cầu của Nhân dân với phương châm lấy người dân là trung tâm, là chủ thể của phong trào thi đua. Đặc biệt, một số phong trào thi đua được phát động hướng vào việc thực hiện các nhiệm vụ khó khăn, trọng tâm, cấp bách. Phong trào "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030" nhằm nâng cao nhận thức và hành động về xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy việc học tập suốt đời. Phong trào thi đua "Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí" được hưởng ứng, ủng hộ, triển khai tích cực với 100% bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, các tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch, tổ chức thực hiện. Công tác khen thưởng được thực hiện đúng quy định, đi vào thực chất, chất lượng khen thưởng được nâng lên, kịp thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước. Khen thưởng thành tích đột xuất, khen thưởng người trực tiếp lao động, sản xuất và công tác có thành tích tiêu biểu được thực hiện kịp thời.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhận thức vai trò, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng có nơi, có lúc chưa đúng mức, trách nhiệm người đứng đầu ở một số cơ quan đơn vị chưa được đề cao, vẫn còn để xảy ra sai sót trong công tác khen thưởng. Công tác đánh giá, tổng kết các phong trào thi đua, đề xuất khen thưởng ở một số nơi chưa được chú trọng, chưa kịp thời; công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến, cách làm hay, mô hình tốt ở một số nơi còn hạn chế.

5 bài học kinh nghiệm

Thông báo kết luận nêu rõ: Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong công lác thi đua, khen thưởng thời gian vừa qua, chúng ta cần rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Một là: Các bộ, ngành, địa phương cần thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Càng khó khăn thì càng phải thi đua" để huy động được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đặt ra trong năm 2023.

Hai là: Cần bám sát sự lãnh đạo của Đảng, căn cứ tình hình thực tiễn để tổ chức các phong trào thi đua phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, địa phương, bảo đảm khả thi, thiết thực, hiệu quả, tránh bệnh hình thức. Đặc biệt lưu ý, thi đua, khen thưởng phải xuất phát từ Nhân dân; Nhân dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể của phong trào thi đua; mọi cơ chế, chính sách phải hướng tới Nhân dân và vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước.

Ba là: tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về thi đua, khen thưởng, tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ nhằm thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước.

Bốn là: phong trào thi đua phải gắn với lợi ích chung, đồng thời phải hài hòa với lợi ích riêng để tạo sức sống, nuôi dưỡng các phong trào thi đua.

Năm là: quan tâm công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đôn đốc, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, kịp thời khen thưởng, tránh việc phát động phong trào hình thức, để xảy ra sai sót.

Hóa giải những khó khăn, tồn tại, yếu kém

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu những tháng cuối năm, dự báo tình hình trong nước và quốc tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, phức tạp, khó lường. Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề, cần sự chung sức, đồng lòng và vào cuộc quyết liệt, hiệu quả của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Để góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó cần coi trọng hơn nữa, nâng tầm hơn nữa, phát huy vai trò hết sức quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng, nhất là bám sát các đột phá, những việc khó, phức tạp, những khâu yếu, những vấn đề bức xúc trong Nhân dân... để thúc đẩy các phong trào thi đua, khuyến khích, động viên, tạo động lực, truyền cảm hứng cho toàn dân, cả hệ thống chính trị, góp phần phát huy sức mạnh toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh bên trong và bên ngoài; kế thừa, phát huy những thành tựu, kết quả đã đạt được; khắc phục, hóa giải những khó khăn, tồn tại, yếu kém, góp phần thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra. Công tác thi đua, khen thưởng thời gian tới cần tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu.

Trong đó, cần tiếp tục bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ đã được Đảng, Nhà nước đề ra; phát hiện các vướng mắc, bất cập, hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện để có hình thức thi đua phù hợp, hiệu quả. Triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả các nhiệm vụ thi đua, khen thưởng, tập trung vào các đột phá của đất nước, các nhiệm vụ chính trị của từng bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức đoàn thể. Huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia vào các phong trào thi đua; tạo khuôn khổ pháp lý để người dân và doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào các phong trào thi đua.

Tiếp tục triển khai tích cực các phong trào thi đua, trọng tâm là các phong trào thi đua như: Phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới ", Phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025...

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã thảo luận và thống nhất phát động Phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát" từ nay đến năm 2025. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai.

Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, nhân rộng các mô hình hay, những điển hình tiên tiến, gương "Người tốt, việc tốt", trong đó chú trọng công tác tuyên truyền trên không gian mạng. Thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp giữa cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng với các cơ quan thông tin, truyền thông trong phát hiện, tuyên truyền các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực, những tấm gương có thành tích xuất sắc trong công tác, lao động, học tập, các tập thể, cá nhân Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Đẩy mạnh tuyên truyền tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị "về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng"; thực hiện Kết luận 01-KL/TW ngày 18 tháng 5 năm 2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; các phong trào thi đua yêu nước; kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.

Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, chính sách về thi đua khen thưởng. Thời gian tới có nhiều Nghị định về thi đua, khen thưởng cần được thay thế để tạo sự đồng bộ trong triển khai thi hành Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022. Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, cơ quan có liên quan khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ các dự thảo Nghị định thay thế bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng, trong đó đặc biệt lưu ý việc phân cấp, phân quyền và đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, đột xuất, cá nhân dũng cảm cứu người, cứu tài sản,... Chú trọng khen thưởng cho công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp, nhà khoa học, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đội ngũ giáo viên, y bác sĩ... Quan tâm khen thưởng tập thể và cá nhân ở cơ sở, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng phụ nữ tiêu biểu, người yếu thế có ý chí tự lực, tự cường vươn lên. Chủ động đề xuất khen thưởng các doanh nghiệp, doanh nhân đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, làm tốt công tác giải quyết công ăn việc làm, tạo sinh kế cho người lao động, người dân, tham gia tích cực vào hoạt động từ thiện, an sinh xã hội; các tập thể, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài, bạn bè quốc tế có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, các ngành; phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các phong trào thi đua, công tác khen thưởng, bảo đảm đúng quy định, kịp thời, công khai, minh bạch, tránh hình thức, phô trương, lãng phí, tiêu cực.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Nội vụ tiếp tục triển khai mạnh mẽ, thực chất việc thực hiện các Phong trào thi đua: Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí" và "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030"; khẩn trương thực hiện công tác chuẩn bị để phát động Phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát" từ nay đến năm 2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2023.

Khẩn trương phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch để làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện Phong trào thi đua "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030"…

baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

fbytzltw