Phát động Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam" 2024

Ngày 22/8, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức họp báo công bố, phát động Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” năm 2024.

phat-dong-make-in-vn-2024-1572-2759.jpg
Phát động Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” 2024.

Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Vietnam” là Giải thưởng uy tín, chính thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của Bộ Thông tin và Truyền thông để trao tặng hàng năm cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm công nghệ số xuất sắc được nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam nhằm giải các bài toán Việt Nam và đi ra quốc tế.

Đây là một hoạt động nhằm cụ thể hóa Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/1/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Năm 2024 là năm thứ 5 giải thưởng được tổ chức nhằm tôn vinh các sản phẩm công công nghệ số xuất sắc, mang tự hào trí tuệ Việt Nam, tạo ra động lực mới để tăng trưởng kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh quốc gia và tăng năng suất lao động, tạo ra kết quả thiết thực hơn và toàn diện hơn mang lại giá trị cho người dân và doanh nghiệp trong chuyển đổi số, phát triển kinh tế số cho các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội và các sản phẩm công nghệ số mới.

Giải thưởng cũng tiếp tục tôn vinh các sản phẩm công nghệ số Việt Nam chinh phục thế giới, đóng góp cho sự phát triển của nhân loại và làm thịnh vượng Việt Nam.

Phát biểu tại lễ phát động giải thưởng, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương nhấn mạnh, giải thưởng là hoạt động quan trọng, cụ thể của Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm hỗ trợ xúc tiến thương mại, đầu tư, thúc đẩy tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp và mô hình kinh doanh mới.

Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương. (Ảnh: Bộ Thông tin và Truyền thông)

Giải thưởng cũng góp phần đưa các sáng tạo ứng dụng số của doanh nghiệp công nghệ số thúc đẩy tăng năng suất lao động các ngành, lĩnh vực kinh tế tham gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Qua 5 năm tổ chức, Giải thưởng đã thu hút được nhiều sản phẩm đăng ký dự thi. Nhiều sản phẩm đạt giải của doanh nghiệp đã được ứng dụng trong thực tế, góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số ngành, lĩnh vực được nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với VCCI lựa chọn để trao các Giải Vàng, Giải Bạc, Giải Đồng và Top 10 cho các sản phẩm công nghệ số xuất sắc nhất. Bộ cam kết cùng đồng hành với các doanh nghiệp đạt giải để đưa các sản phẩm công nghệ số có thị trường rộng lớn hơn, đi xa hơn.

“Tôi kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hưởng ứng, tích cực tham gia Giải thưởng này để Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tìm kiếm, tôn vinh được các sản phẩm Make in Viet Nam xuất sắc nhất, xứng đáng nhất năm 2024", Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương phát động.

Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong 4 năm tổ chức, Giải thưởng đã phát hiện, tìm kiếm được 234 sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam.

Ông Hoàng Quang Phòng cho rằng: “Đây là một con số ý nghĩa và chúng ta có thể tự hào khoe với thế giới rằng, sản phẩm trí tuệ, khoa học công nghệ số của Việt Nam đã và đang “đăng đàn”, sẵn sàng “nghênh chiến” bước vào môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế số. Cộng đồng doanh nghiệp, người dân có thể hưởng thụ những thành tựu khoa học của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam".

Thay mặt ban thường trực Giải thưởng, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, Giải thưởng Make in Vietnam năm 2024 sẽ bao gồm 8 hạng mục.

Trong đó, bao gồm 5 hạng mục dành cho sản phẩm công nghệ số phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số các ngành, lĩnh vực (Công nghiệp và xây dựng; Nông nghiệp, tài nguyên và môi trường; Giao thông vận tải, bưu chính và logistics; Giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội; Tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ).

Giải thưởng Make in Vietnam năm 2024 giữ nguyên 2 hạng mục năm 2023 là Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho thị trường nước ngoài; Sản phẩm công nghệ số tiềm năng và bổ sung thêm hạng mục Sản phẩm công nghệ số mới xuất sắc.

Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông. (Ảnh: Bộ Thông tin và Truyền thông)

Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên, đối tượng tham gia Giải thưởng năm 2024 có một số thay đổi gồm:

Đối với hạng mục sản phẩm công nghệ số tiềm năng: Chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được thành lập theo pháp luật Việt Nam (nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì người Việt Nam phải sở hữu ít nhất 51% tổng số cổ phần).

Đối với hạng mục sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho thị trường nước ngoài: ngoài đối tượng là các doanh nghiệp trong nước do người Việt Nam chiếm cổ phần chi phối, bổ sung thêm đối tượng là doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài nhưng do người Việt sở hữu ít nhất 51% tổng số cổ phần.

Thời gian nhận đăng ký và hồ sơ tham gia Giải thưởng từ ngày 22/8/2024 đến hết ngày 22/10/2024. Lễ trao giải sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vào tháng 12/2024.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw