Ông Zelensky: Tôi sẵn sàng từ chức nếu Ukraine được vào NATO

Tổng thống Zelensky tuyên bố sẵn sàng từ chức "ngay lập tức" để đổi lấy hòa bình và tư cách thành viên NATO cho Ukraine.

"Nếu có hòa bình cho Ukraine, nếu các vị thực sự cần tôi rời vị trí này, tôi sẵn sàng. Tôi có thể đánh đổi vị trí của mình để lấy tư cách thành viên NATO cho Ukraine", Tổng thống Volodymyr Zelensky phát biểu trong cuộc họp báo ở Diễn đàn Ukraine Năm 2025 tổ chức tại thủ đô Kiev hôm nay.

Tổng thống Zelensky nói rằng viễn cảnh Mỹ triển khai quân đến Ukraine sẽ khả thi nếu thỏa thuận khai thác khoáng sản giữa hai nước có điều khoản cam kết đảm bảo an ninh cho Kiev. Ông bác bỏ lập luận của Tổng thống Donald Trump rằng Ukraine đang nợ Mỹ 500 tỷ USD tiền viện trợ, thêm rằng khoảng 15 tỷ USD viện trợ quân sự mà Washington cam kết trước đó vẫn chưa đến tay Kiev.

Ông chủ Nhà Trắng thường nhắc đến con số 500 tỷ USD để làm cơ sở cho yêu cầu Ukraine cấp quyền khai thác khoáng sản và đất hiếm. Tuy nhiên, lãnh đạo Ukraine tuyên bố viện trợ quân sự không đồng nghĩa khoản vay.

Tổng thống Zelensky trong cuộc họp báo ở Kiev hôm nay. Ảnh: AFP
Tổng thống Zelensky trong cuộc họp báo ở Kiev hôm nay. Ảnh: AFP

Đề cập tới lời chỉ trích của Tổng thống Trump rằng ông là "nhà độc tài không được bầu cử", Tổng thống Zelensky tuyên bố mình vẫn là lãnh đạo được bầu hợp pháp. "Tôi chắc chắn không coi đó là lời khen, nhưng chỉ có độc tài mới cảm thấy bị xúc phạm khi bị gọi là độc tài.", ông nói.

Tổng thống Trump hồi tháng trước chỉ trích người tiền nhiệm Joe Biden vì đã ủng hộ khả năng Ukraine trở thành thành viên NATO, ám chỉ đây là nguyên nhân khiến Nga mở chiến dịch tại quốc gia láng giềng. Ông Trump cũng bày tỏ thông cảm với lập trường của Nga rằng Ukraine không nên là thành viên NATO.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 5/2 hoan nghênh quan điểm của Tổng thống Mỹ, nhấn mạnh rằng Moskva đã nhiều lần cảnh báo NATO không nên mở rộng về phía đông nhưng "vô ích".

Nga nhiều lần khẳng định Ukraine theo đuổi tư cách thành viên NATO là một trong những lý do dẫn đến cuộc xung đột. Ukraine đưa mục tiêu này vào hiến pháp năm 2019, bất chấp những cảnh báo của Nga rằng khả năng NATO triển khai lực lượng và vũ khí ở sát biên giới sẽ tạo ra mối đe dọa an ninh không thể chấp nhận được.

Ukraine nộp đơn xin gia nhập NATO từ tháng 9/2022, hơn nửa năm sau khi chiến sự bùng nổ. Tại hội nghị thượng đỉnh cuối năm 2024 ở Washington, các nước NATO ra tuyên bố chung khẳng định tương lai kết nạp Ukraine là "không thể đảo ngược", song chưa gửi lời mời gia nhập đến Kiev.

Các nước NATO hồi năm 2008 từng đồng ý về khả năng Ukraine gia nhập khối, nhưng Mỹ và Đức gần đây không còn ủng hộ động thái này do lo ngại nguy cơ NATO bị kéo vào xung đột trực tiếp với Nga.

Theo vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu nỗ lực đưa AI trở thành người bạn đồng hành trong giáo dục phổ thông

Châu Âu nỗ lực đưa AI trở thành người bạn đồng hành trong giáo dục phổ thông

Các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được sử dụng rộng rãi trong trường học ở châu Âu để hỗ trợ việc giảng dạy, học tập, cũng như đánh giá kết quả rèn luyện. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với giáo dục vẫn còn rất khiêm tốn. Do đó, Pháp cũng như các nhiều nước châu Âu khác vẫn đang giữ một thái độ chừng mực trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác giáo dục phổ thông.

Tăng cường hành động bảo vệ hành tinh xanh

Tăng cường hành động bảo vệ hành tinh xanh

Các cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm trên thế giới thời gian qua dù đạt một số bước tiến, song vẫn còn chậm. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động khẩn cấp nhằm ứng phó các cuộc khủng hoảng mà hành tinh xanh đang phải hứng chịu.

Dư luận Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam thông qua dự án đường sắt kết nối hai nước

Dư luận Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam thông qua dự án đường sắt kết nối hai nước

Trước việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, các cơ quan chức năng, học giả và truyền thông Trung Quốc đều bày tỏ sự hoan nghênh, đánh giá cao ý nghĩa của dự án đối với việc kết nối hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa hai nước.

Xung đột ở Ukraine khoét sâu mâu thuẫn Mỹ - châu Âu

Xung đột ở Ukraine khoét sâu mâu thuẫn Mỹ - châu Âu

Hội nghị An ninh Munich 2025 diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - châu Âu rạn nứt nghiêm trọng, đặc biệt về vấn đề Ukraine. Khi Washington và Brussels ngày càng khác biệt trong cách tiếp cận chiến lược, liệu sự chia rẽ này có làm thay đổi cục diện địa chính trị toàn cầu?

fb yt zl tw