Ông Kim Jong Un trực tiếp chỉ đạo phóng thử nghiệm tên lửa từ tàu ngầm mới

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đích thân chỉ đạo vụ phóng thử nghiệm tên lửa hành trình từ tàu ngầm (SLCM) mới hôm 28/1. Ông đánh giá đây là bước tiến cải thiện hải quân nước này.

Vụ phóng tên lửa hành trình từ tàu ngầm (SLCM) hôm 28/1 từ Triều Tiên.

Hãng thông tấn Yonhap đưa tin ngày 29/1, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã đích thân chỉ đạo vụ thử nghiệm tên lửa hành trình được phóng từ tàu ngầm (SLCM) Pulhwasal-3-31 hôm 28/1.

Quân đội Hàn Quốc cũng thông báo nhiều tên lửa được phóng ra từ vùng biển gần cảng Sinpo, thuộc thành phố Sinpo, tỉnh Nam Hamgyong (Triều Tiên) vào khoảng 8h sáng (6h theo giờ Việt Nam) hôm 28/1.

Khu vực cảng Sinpo là nơi Bình Nhưỡng điều hành một xưởng chuyên đóng các tàu của hải quân, bao gồm các tàu ngầm.

Cùng ngày, ông Kim cũng tham quan dự án chế tạo tàu ngầm hạt nhân, theo Rodong Shinmun, tờ báo chính thức của Đảng Lao động Triều Tiên.

Cải thiện hải quân

Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), ông Kim tỏ ra rất hài lòng về cuộc phóng thử nghiệm hôm 28/1, đồng thời lưu ý quyết tâm xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên nhấn mạnh phải hiện thực hóa vũ khí hạt nhân cho hải quân và mở rộng không gian hoạt động của lực lượng răn đe hạt nhân quốc gia theo nhiều cách khác nhau.

Ông Kim tiết lộ tên lửa Pulhwasal-3-31 có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân, đồng thời gợi ý hướng xây dựng ngành công nghiệp quân sự để phát triển phương tiện cung cấp vũ khí hạt nhân, tức các tên lửa, theo nhiều cách khác nhau cho quân đội nước này.

Việc thử nghiệm tên lửa hành trình - loại tên lửa mang động cơ phản lực và bay ở độ cao tương đối thấp không bị cấm theo lệnh trừng phạt mà Liên Hiệp Quốc đã áp đặt trước đây đối với chương trình vũ khí hạt nhân - cũng là chương trình thử nghiệm tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

“Họ sẽ tập trung vào việc cải thiện sức mạnh hải quân ở khu vực biển phía đông bán đảo Triều Tiên, và thử nghiệm các hệ thống vũ khí có thể lắp ráp trên tàu ngầm, với nỗ lực đầu tiên là tên lửa hành trình chiến lược”, ông Yang Moo Jin, một chuyên gia chuyên nghiên cứu về Triều Tiên, nói với Hãng tin AFP.

“Trong tương lai, họ sẽ tiếp tục phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân”, ông Yang nói thêm.

Kho vũ khí ngày càng mở rộng

Tên lửa Pulhwasal-3-31 mới được Bình Nhưỡng phát triển và được phóng lần đầu hôm 24/1. Theo Hãng thông tấn Yonhap, tên lửa được phóng hôm 28/1 là tên lửa Pulhwasal-3-31, thuộc loại tên lửa hành trình được phóng từ tàu ngầm (SLCM).

Do các tên lửa được phóng từ tàu ngầm nên dấu vết của vụ phóng sẽ được che giấu gần như hoàn toàn.

Trước đó tên lửa đạn đạo được phóng từ tàu ngầm (SLBM) được chứng minh sẽ giúp đưa kho vũ khí của Triều Tiên lên một tầm cao mới, cho phép Bình Nhưỡng triển khai vũ khí vượt xa bán đảo Triều Tiên, và có khả năng trả đũa ngược lại trong trường hợp bị tấn công trước.

Đài Al Jazeera dẫn lời ông Choi Il, người đứng đầu cơ quan quản lý tàu ngầm Hàn Quốc, cho biết một khi SLCM mang đầu đạn hạt nhân đi vào hoạt động, vũ khí này sẽ trở thành mối đe dọa mới cho Hàn Quốc.

Triều Tiên sẽ được trang bị phương tiện tấn công hạt nhân hai đường với khả năng hủy diệt hàng loạt của SLBM và khả năng tấn công chính xác cao của SLCM.

Trong những tháng gần đây, Triều Tiên đã thử nghiệm nhiều loại vũ khí bao gồm hệ thống tên lửa đạn đạo mới đang được phát triển, cũng như các thiết bị không người lái dưới nước.

Tháng 9/2023, ông Kim đã hạ thủy tàu ngầm tấn công hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên. Theo các nhà phân tích Triều Tiên, tàu ngầm này được thiết kế để có thể mang tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.

KCNA nhận định tàu ngầm trên đánh dấu sự khởi đầu một chương mới của hải quân Triều Tiên.

Theo báo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw