Nước nào trên thế giới đón Tết Nguyên đán?

Hằng năm, cứ vào khoảng thời gian từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2, ước tính có khoảng 2 tỉ người trên toàn cầu, nhiều người trong số đó ở Đông và Đông Nam Á, đón năm mới âm lịch (Tết Nguyên đán).

Truyền thống nông nghiệp hàng ngàn năm ở khu vực, với việc nông dân nhìn lên mặt trăng để biết thời điểm gieo hạt và thu hoạch mùa màng, đã dẫn tới việc ăn mừng Tết Nguyên đán, theo tạp chí Time.

Múa rồng mừng năm mới âm lịch 2023 tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Kỳ nghỉ lễ rơi vào ngày trăng non thứ hai sau ngày đông chí, đánh dấu sự bắt đầu của một chu kỳ hằng năm mới dựa trên lịch âm, đồng thời là cách chào đón sự khởi đầu của mùa xuân. Tết Nguyên đán năm Giáp Thìn 2024 rơi vào ngày 10.2 dương lịch.

Người dân nhiều nước trên thế giới đón năm mới âm lịch, ngoài châu Á còn có nhiều nước châu Đại Dương (như Úc, New Zealand), châu Âu, châu Mỹ (Mỹ, Canada, Peru) hay châu Phi (Nam Phi, Mauritius).

Nhiều nước trên thế giới đón Tết Nguyên đán.

Theo báo The Star, những nước công nhận năm mới âm lịch là ngày nghỉ lễ chính thức ngoài Việt Nam có Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á như Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Brunei, bên cạnh một số tỉnh miền nam Thái Lan, giáp với Malaysia.

Các nước này ăn mừng năm mới trong nhiều ngày, tùy theo văn hóa bản địa. Tại Trung Quốc, năm mới âm lịch gọi là Chunjie (Xuân tiết), có nghĩa là lễ hội mùa xuân, trong khi người Hàn Quốc gọi là Seollal hay Indonesia gọi là Imlek.

Mỗi năm, hàng trăm triệu người Trung Quốc, gồm người sống ở nước ngoài, quay về quê để ăn tết cùng gia đình. Sự kiện này có tên là xuân vận, còn được ví như là cuộc di cư thường niên lớn nhất, với hàng tỉ lượt đi lại của người dân dự kiến diễn ra trong vòng 40 ngày trước và sau Tết Nguyên đán.

Người Trung Quốc tại ga tàu ở Bắc Kinh trong đợt xuân vận năm 2019.

Đối với người Hàn Quốc, Seollal là kỳ nghỉ dài 3 ngày từ ngày cuối năm đến ngày mồng 2 tết. Trong dịp này, người dân thường về quê thăm gia đình. Một số người mặc trang phục hanbok truyền thống và chơi những trò chơi dân gian trong dịp tết. Vào ngày tết, người Hàn Quốc bày dọn mâm cúng tổ tiên theo phong tục truyền thống gọi là Charye.

Các gia đình sẽ mua thực phẩm và chuẩn bị bàn cúng với các món có thịt, cá, gạo, rau củ, trái cây và bánh kẹo. Những người phụ nữ sẽ tụ tập trước ngày cúng để đi chợ và nấu thức ăn, thường là tại nhà của thành viên lớn nhất trong gia tộc và người con trai cả trong gia đình sẽ phụ trách hành lễ. Phong tục này nhằm cầu mong ông bà, tổ tiên phù hộ cho gia đình được thịnh vượng, dồi dào sức khỏe, và là dịp để gia đình tụ họp hằng năm.

Người Hàn Quốc mặc trang phục hanbok truyền thống, làm lễ cúng tổ tiên mừng năm mới âm lịch.

Trong phiên họp cuối cùng của năm 2023, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua nghị quyết lần đầu tiên công nhận Tết Nguyên đán là ngày nghỉ lễ hằng năm của LHQ, theo tờ South China Morning Post.

Nghị quyết của ĐHĐ LHQ nhấn mạnh Tết Nguyên đán là ngày lễ ở nhiều quốc gia thành viên, khuyến khích các cơ quan LHQ không tổ chức họp vào ngày đầu tiên của năm mới âm lịch.

Người dân tắm Phật tại đền Amurva Bhumi ở Jakarta, Indonesia trước thềm Tết Nguyên đán 2024.

Việc ĐHĐ LHQ thông qua nghị quyết nêu trên ngay trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024 không chỉ có nghĩa quan trọng với các nước chính thức đón mừng Tết Nguyên đán mà còn là tin vui cho gần 2 tỉ người dân trên toàn thế giới coi năm mới âm lịch là dịp lễ quan trọng nhất trong năm.

Đây là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với văn hóa cổ truyền Á Đông, là kết quả của quá trình phối hợp vận động tại LHQ, trong đó Việt Nam là một trong 12 nước tham gia thư chung gửi lãnh đạo LHQ hồi tháng 8.2023 và tích cực thúc đẩy việc này.

Theo Báo Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw