Nỗ lực xây dựng đô thị “Sa Pa sạch”

Sau 1 năm triển khai thực hiện Đề án xây dựng đô thị “Sa Pa sạch”, hình ảnh tại địa phương có bước chuyển mình mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Thời gian qua, thị xã Sa Pa đã có sự phát triển mạnh mẽ về đô thị. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển là những vấn đề phát sinh. Trong đó, môi trường, rác thải, hệ sinh thái được chính quyền thị xã đặc biệt quan tâm.

Trong bối cảnh đó, năm 2023, UBND thị xã đã ban hành Quyết định số 2572/QĐ-UBND ngày 31/7/2023 về triển khai thực hiện Đề án xây dựng đô thị “Sa Pa sạch” giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án ‘‘Sa Pa sạch’’) trên địa bàn thị xã.

17.jpg
Sa Pa triển khai thực hiện Đề án ‘‘Sa Pa sạch’’ trên địa bàn.

Để triển khai sâu rộng Đề án “Sa Pa sạch" đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân, thị xã thực hiện nhiều chương trình, chiến dịch hiệu quả, tạo sự lan tỏa. Ngoài ra, từ đầu năm 2024, khối đô thị - nông thôn thị xã Sa Pa đã cam kết, thống nhất triển khai bộ 15 tiêu chí để vận động toàn dân tiếp tục thực hiện phong trào thi đua xây dựng đô thị “Sáng - xanh - sạch - đẹp” gắn với tăng trưởng xanh.

Theo đó, vào ngày thứ Sáu hằng tuần, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, phường huy động, tổ chức lực lượng ra quân thực hiện công tác vệ sinh môi trường. Chương trình thu hút hơn 30 cơ quan, đơn vị, UBND xã, phường với hơn 8.000 lượt người tham gia. Cùng với đó, vào ngày Chủ nhật hằng tuần, toàn thể cán bộ, người dân và học sinh tại các thôn, tổ dân phố trên địa bàn thị xã cùng chung tay thu gom rác thải, phát quang bụi rậm, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh, chỉnh trang bồn hoa, tuyến đường hoa…

5-4396.jpg
8-4170.jpg
6-6102.jpg
9.jpg
Chính quyền cùng người dân tích cực dọn dẹp vệ sinh.

Anh Thảo A Vâu, Tổ trưởng tổ dân phố số 3, phường Sa Pả, thị xã Sa Pa cho biết: Hưởng ứng chương trình "Ngày Chủ nhật sạch”, bà con trong tổ rất tích cực dọn dẹp, vệ sinh nhà ở, đường sá. Hoạt động mang lại nhiều hiệu quả ý nghĩa, thiết thực, góp phần giải quyết những vấn đề môi trường bức xúc, tồn đọng trên địa bàn dân cư, các tuyến đường tổ dân phố và khu vực công cộng. Sau hơn 1 năm duy trì, giờ đây, phong trào đã hình thành thói quen, tính tự giác của cán bộ và Nhân dân trong tổ dân phố.

Ngoài chương trình "Ngày thứ Sáu xanh", "Ngày Chủ nhật sạch", Sa Pa còn triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình chiến dịch khác thuộc đề án, như: nói không với nhựa, dẹp nạn lấn chiếm hành lang vỉa hè, trồng hoa, cây xanh cảnh quan, không tiếng còi xe, dọn rác viễn thông…

Sau hơn 1 năm thực hiện Đề án ‘‘Sa Pa sạch’’, đến nay, diện mạo đô thị - nông thôn thị xã được nâng lên rõ rệt. Theo thống kê của UBND thị xã Sa Pa, từ tháng 8/2023 đến nay, thị xã đã thực hiện hơn 1.000 đợt ra quân với sự tham gia của gần 100.000 lượt người; xử lý trên 1.000 tấn rác thải các loại; xây dựng 7 lò đốt rác tập trung và 16 mô hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; trồng khoảng 14.000 cây, chủ yếu là cây cảnh quan và cây lâm nghiệp đa mục đích. Ngoài ra, thị xã cũng tăng cường ra quân và phát hiện hơn 6.400 trường hợp xây dựng, lấn chiếm hành lang, vỉa hè bằng hình ảnh (đã xử lý hơn 5.800 trường hợp)…

13.jpg
Tích cực trồng cây xanh.
16.jpg
Xử lý vi phạm lấn chiếm hành lang vỉa hè.

Nhờ những việc làm thiết thực, các khu vực xung quanh trụ sở làm việc, trường học, đường phố được dọn vệ sinh thường xuyên, mang đến cho thị xã Sa Pa sự khang trang, thoáng đãng, an toàn, văn minh, hiện đại; các mô hình và hệ thống điện chiếu sáng tuyến đường trục thôn trên địa bàn các xã được triển khai rộng khắp và có chuyển biến rõ rệt. Cùng với đó, các công trình vi phạm đất đai, xây dựng được rà soát, thống kê, phân loại và kiểm soát chặt chẽ, có biện pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp; số lượng người dân tham gia chèo kéo, đeo bám đã giảm đáng kể; ùn tắc giao thông cơ bản được giải quyết…

7-9758.jpg
Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong thực hiện Đề án "Sa Pa sạch".

Ông Cao Bá Quý, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa cho biết: Việc thực hiện Đề án “Sa Pa sạch” trên địa bàn các xã, phường đã phát huy tinh thần tự nguyện, khả năng sáng tạo của cán bộ, Nhân dân trong quá trình tham gia thực hiện, góp phần tạo ra các hoạt động sôi nổi, rộng khắp về ý thức bảo vệ môi trường, thu hút sự quan tâm của các cấp, các đoàn thể và cộng đồng dân cư.

Những kết quả đạt được trong hơn 1 năm qua chính là nền tảng quan trọng để Sa Pa tiếp tục duy trì và nhân rộng hơn nữa Đề án ‘‘Sa Pa sạch’’.

Ông Cao Bá Quý, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa

Thời gian tới, Sa Pa sẽ tích cực đổi mới, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân về trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện nếp sống văn minh đô thị - nông thôn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cô giáo nặng lòng với chữ Mông

Cô giáo nặng lòng với chữ Mông

Sinh ra và lớn lên ở xã Bản Phố (huyện Bắc Hà) vào những năm 70 của thế kỷ trước khi điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn, nên tuổi thơ của cô giáo Ma Thị Dua, dân tộc Mông, hiện là giảng viên Trường Cao đẳng Lào Cai chịu rất nhiều thiệt thòi (do gia đình còn mang nặng tư tưởng trọng nam, khinh nữ, nên mãi đến năm 10 tuổi, cô Dua mới được đi học lớp 1, trong khi cậu em kém cô 3 tuổi đã được đi học từ nhiều năm trước đó).

Sa Pa: Niềm vui trong những ngôi nhà mới sau thiên tai

Sa Pa: Niềm vui trong những ngôi nhà mới sau thiên tai

Để kịp thời ổn định chỗ ở cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai sau hoàn lưu bão số 3, thị xã Sa Pa đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ các hộ dân làm nhà. Đến thời điểm này đã có hàng chục ngôi nhà hoàn thành, được bàn giao đưa vào sử dụng mang đến niềm vui cho các hộ khó khăn trước thềm năm mới.

Văn Bàn nỗ lực giúp người dân an cư sau bão số 3

Văn Bàn nỗ lực giúp người dân an cư sau bão số 3

Cùng với nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, năm 2024, huyện Văn Bàn đã xảy ra 18 đợt mưa lớn, lũ, giông lốc gây thiệt hại khoảng hơn 156 tỷ đồng. Riêng hoàn lưu bão số 3 đi qua, Văn Bàn có 6 người chết, 395 ngôi nhà bị hư hại cùng nhiều hoa màu và các công trình công cộng khác.

Phát triển phong trào thể thao quần chúng

Phát triển phong trào thể thao quần chúng

Ngày nào cũng 2 buổi tập luyện đều đặn, sáng từ 5 giờ 30 phút đến 7 giờ, chiều từ 17 giờ đến 19 giờ, bà Đỗ Thị Hằng (60 tuổi) và hơn 30 thành viên Câu lạc bộ Bóng chuyền hơi tổ 9, thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn lại cùng nhau ra sân nhà văn hóa khu dân cư vừa tập luyện, vừa gặp gỡ, giao lưu.

Bảo Thắng: Gần 500 lượt phụ nữ được đối thoại chính sách

Bảo Thắng: Gần 500 lượt phụ nữ được đối thoại chính sách

Trong năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bảo Thắng đã phối hợp tổ chức 2 lớp tập huấn đối thoại chính sách với nội dung: “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị”.

Ứng dụng khoa học hạt nhân chăm sóc sức khỏe người dân

Ứng dụng khoa học hạt nhân chăm sóc sức khỏe người dân

Sau gần 2 năm hoạt động, dây chuyền sản xuất dược chất phóng xạ dùng trong chẩn đoán ung thư của Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đã đáp ứng nhu cầu của các bệnh viện lớn tại Hà Nội. Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp tục nghiên cứu các dược chất phóng xạ mới, hướng tới các thuốc vừa chẩn đoán vừa điều trị (chẩn trị) ung thư.

Đối thoại giúp phụ nữ tự tin lên tiếng

Đối thoại giúp phụ nữ tự tin lên tiếng

Để phụ nữ được lên tiếng đối với những vấn đề họ quan tâm, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên đã quan tâm tổ chức đối thoại chính sách, qua đó giúp cấp ủy, chính quyền nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ, từ đó có những điều chỉnh chính sách hiệu quả.

[Ảnh] Dự án 8 từng bước xóa bỏ định kiến giới, nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội

[Ảnh] Dự án 8 từng bước xóa bỏ định kiến giới, nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội

Dự án 8 về "thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em" triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai tại 605 thôn/138 xã/9 huyện, thị xã, thành phố. Dự án đang góp phần xóa bỏ định kiến giới, nâng cao vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội.

fb yt zl tw