Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS

Nỗ lực phòng, chống HIV/AIDS

Công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đã và đang được đẩy mạnh, triển khai rộng khắp.

t1.jpg

Huyện Bát Xát có số người nhiễm HIV cao, dịch bệnh HIV/AIDS có tại 18/21 xã, thị trấn. Tính đến hết tháng 10/2023, trên địa bàn huyện có 296 trường hợp nhiễm HIV. Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên phát hiện năm 1999 tại xã Tòng Sành, đến nay có 151 trường hợp tử vong do AIDS. Trong 10 tháng năm 2023, cơ quan y tế phát hiện thêm 10 ca mắc mới tại thị trấn Bát Xát và các xã: Nậm Pung, Y Tý, Quang Kim, Trịnh Tường, Mường Hum và Nậm Chạc.

Trong những năm qua, công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn huyện Bát Xát được đẩy mạnh với nhiều hoạt động sáng tạo, hiệu quả. Có thể kể đến những hoạt động can thiệp giảm tác hại HIV/AIDS đã được triển khai tại 17/21 xã, thị trấn với sự tham gia của 11 nhân viên tiếp cận cộng đồng. Với tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, họ đã giúp 302 người tiêm chích ma túy được tiếp cận với chương trình bơm kim tiêm sạch; cấp phát hơn 83.000 chiếc bơm kim tiêm cho người nghiện chích ma túy; thu gom và tiêu hủy 48.925 chiếc bơm kim tiêm và cấp phát hơn 5.000 bao cao su cho người có nguy cơ cao.

t3.jpg

Hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone được triển khai mở rộng tại Bệnh viện Đa khoa huyện, Phòng khám Đa khoa khu vực Trịnh Tường và Mường Hum cho 156 bệnh nhân. Hoạt động tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện cũng được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa huyện. Trung tâm Y tế huyện thành lập nhóm tư vấn xét nghiệm lưu động trên địa bàn 21 xã, thị trấn; đã có 715 đối tượng có nguy cơ cao được test nhanh HIV; phát hiện và giới thiệu, chuyển gửi thành công 7 ca dương tính vào điều trị. 95 bệnh nhân được điều trị ARV, trong đó 100% bệnh nhân đang quản lý tại phòng khám ngoại trú đã tham gia bảo hiểm y tế.

t2.jpg

Tuy nhiên, công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn huyện Bát Xát gặp không ít khó khăn. Ông Trịnh Quang Hùng, Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh tật, HIV/AIDS, Trung tâm Y tế huyện Bát Xát cho biết: Nhận thức của người nhiễm HIV về lợi ích của điều trị dự phòng lây nhiễm HIV bằng thuốc ARV, đặc biệt là người dân tộc thiểu số tại các xã vùng cao còn nhiều hạn chế, mặc dù biết tình trạng nhiễm bệnh nhưng nhiều người vẫn chưa tham gia điều trị. Trên địa bàn huyện chỉ có 1 điểm điều trị ARV tại Bệnh viện Đa khoa huyện, bởi vậy nhiều người nhiễm, đặc biệt là tại các xã vùng cao thường đăng ký và chỉ tham gia điều trị duy trì được một thời gian ngắn. Bệnh nhân điều trị methadone bỏ điều trị cũng có xu hướng gia tăng do sống xa cơ sở dịch vụ điều trị, không duy trì nhận thuốc hằng ngày.

Trên địa bàn thị xã Sa Pa, hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cũng được đẩy mạnh. Đã có 195 người nghiện ma túy và 15 trường hợp mại dâm được tiếp cận cộng đồng. Những nhân viên tiếp cận cộng đồng đã truyền thông về HIV/AIDS, cung cấp vật phẩm giảm tác hại như bao cao su, bơm kim tiêm, tư vấn xét nghiệm HIV, kết nối chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và hỗ trợ họ tuân thủ điều trị. Hoạt động xét nghiệm HIV được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm Y tế thị xã. Trong tháng 10/2023 đã xét nghiệm sàng lọc cho 16 người nghiện chất ma túy, 57 phụ nữ mang thai, 3 trường hợp hiến máu và 88 đối tượng khác…

z4932145753043_8fc2110fb60669f9fa0db6b0c18f9514.jpg

Tính đến ngày 30/10/2023, toàn tỉnh có 3.358 người nhiễm HIV, trong đó 1.716 người còn sống. 100% huyện, thị xã, thành phố và 87,5% xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV, trong đó thành phố Lào Cai và các huyện Văn Bàn, Bảo Thắng, Bát Xát là những địa phương có tỷ lệ người nhiễm HIV cao.

Trong những năm gần đây, dịch bệnh HIV có xu hướng tăng nhẹ qua đường tình dục không an toàn, từ 23,8% (năm 2015) lên 29,65% (năm 2023), lứa tuổi thanh niên (từ 16 - 29 tuổi) chiếm 44,14%. Dịch bệnh HIV gia tăng nhiễm mới trong nhóm thanh thiếu niên trong khi kiến thức, thái độ của nhóm này về HIV/AIDS rất hạn chế. Đây là nguyên nhân dẫn đến quan hệ tình dục không an toàn, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và mắc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai.

Bà Nguyễn Thị Kim Ánh, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Ngành y tế tỉnh đã nỗ lực triển khai toàn diện và hiệu quả các dịch vụ về HIV/AIDS từ can thiệp dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV nhằm giảm thiểu lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng. Hiện toàn tỉnh có hơn 1.000 người nhiễm HIV đang được điều trị ARV, hơn 1.400 người nghiện các chất dạng thuốc phiện được điều trị thay thế bằng thuốc methadone.

Mỗi năm có hơn 3.000 người được xét nghiệm, hàng chục nghìn lượt người được tiếp cận truyền thông, chương trình bao cao su, bơm kim tiêm... Tỉnh Lào Cai cũng đã thực hiện chi trả điều trị HIV/AIDS thông qua bảo hiểm hiểm y tế, Bà Ánh cho biết thêm.

Khi không hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS, không thực hiện các hành vi an toàn, bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS. Chính vì vậy, chung tay phòng, chống HIV/AIDS là trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể và của cả cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw