Nỗ lực “giải cơn khát” cho Sa Pa

Cứ bước vào mùa khô, Sa Pa lại rơi vào tình trạng thiếu nước. Tình trạng này trở nên trầm trọng, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thời điểm Sa Pa đón lượng lớn khách thập phương đến tham quan, nghỉ dưỡng. Việc “giải cơn khát” cho Sa Pa đang được các ngành, chính quyền địa phương và doanh nghiệp nỗ lực giải quyết.

1.jpg

Do đặc thù khí hậu, từ cuối tháng 10 năm trước đến hết tháng 4 năm sau là Sa Pa bước vào mùa khô. Thậm chí, tính khắc nghiệt của thời tiết nơi đây được người dân gọi là “mùa kiệt” bởi hầu hết các nguồn cấp nước của thị xã đều cạn, chỉ còn một vài nguồn duy trì dòng chảy.

Tại thị xã Sa Pa, Chi nhánh cấp nước Sa Pa (Công ty Cổ phần cấp nước Lào Cai) là đơn vị cung ứng dịch vụ cấp nước sinh hoạt cho người dân. Tại khu vực đô thị, nhu cầu sử dụng nước là 6.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, theo thống kê, vào mùa kiệt, Chi nhánh cấp nước Sa Pa chỉ phát được 3.000 m3/ngày đêm, đáp ứng được một nửa so với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Nguyên nhân do đơn vị này khai thác nước từ 4 nguồn nước tự chảy. Mùa này, 3 nguồn bước vào giai đoạn cạn, đơn vị chỉ có thể khai thác nước từ 1 nguồn. Trong khi đó, đây cũng là thời điểm người dân vùng cao lấy nước để sản xuất lúa mùa sớm, việc cạnh tranh sử dụng nước cũng khiến nguồn cung nước không đảm bảo.

4.jpg

Không chỉ khu vực đô thị mà tại một số địa phương khác, tình trạng tranh chấp nguồn nước để cung ứng nước sinh hoạt và nước sản xuất thường xuyên xảy ra. Cụ thể, tại xã Tả Van, Trường PTDT bán trú TH và THCS Tả Van đã gửi văn bản đề nghị chính quyền địa phương và doanh nghiệp giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã diễn ra trong hơn 1 tháng qua. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại thôn Hoàng Liên, xã Bản Hồ.

Ngay sau khi tiếp nhận văn bản, Chi nhánh cấp nước Sa Pa (Công ty Cổ phần cấp nước Lào Cai) đã tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Theo đó, do hiện nay đang vào mùa kiệt nhất trong năm (kéo dài từ cuối tháng 2 đến hết tháng 4), nguồn nước suối đã ít dần đi, một số hộ dân khu vực đầu nguồn còn đắp chặn dòng để canh tác nên không đủ nước về công trình cấp nước. Chi nhánh cấp nước Sa Pa sau đó đã làm việc với các hộ dân trên khu vực đầu nguồn về vấn đề này nhưng Nhân dân không hợp tác.

Lý giải vì sao người dân không chia sẻ nước canh tác để làm nước sinh hoạt, ông Triệu Thiết Nghĩa, Phó Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Sa Pa cho biết: Do đặc tính của ruộng bậc thang cần một lượng nước rất lớn để đảm bảo độ ẩm, nếu không sẽ dẫn đến sạt lở hàng loạt, ảnh hưởng đến mùa vụ. Chính vì vậy, người dân luôn ưu tiên nước canh tác hơn nước sinh hoạt.

Nguồn nước ít, việc cạnh tranh giữa nước sản xuất và nước sinh hoạt luôn là vấn đề nóng tại Sa Pa mỗi mùa cạn đến. Đây không phải câu chuyện “ngày một ngày hai” mà đã diễn ra nhiều năm. Cao điểm vào dịp nghỉ lễ, lượng khách đông, nhu cầu sử dụng nước bởi thế cũng tăng cao, tình trạng thiếu nước càng trầm trọng. Những năm hạn nặng (đơn cử như năm 2018 - 2019), đã có trường hợp người làm du lịch Sa Pa phải đi tìm nguồn, hứng từng can nước để phục vụ nhu cầu sử dụng của khách. Điều đó ít nhiều tạo ấn tượng không tốt cho du khách khi đến Sa Pa trong dịp này.

2.jpg

Vấn đề thiếu nước vào mùa khô tại Sa Pa là thực trạng diễn ra trong thời gian dài. Để “giải cơn khát” cho thị xã du lịch này, nhiều giải pháp đã được đưa ra, trong đó có việc tìm nguồn cung ứng nước bổ sung, thay thế nguồn nước tự chảy như trước đây. Tháng 11/2022, Nhà máy nước sạch BOO đi vào hoạt động với công suất giai đoạn 1 là 7.500 m3/ngày đêm, được kỳ vọng là giải pháp hữu hiệu giải quyết nước cho Sa Pa.

2.jpg

Tuy nhiên, dù công suất lớn, hoàn toàn đủ khả năng cấp nước sinh hoạt cho người dân nhưng trong quá trình sản xuất, vận hành, các đơn vị vẫn gặp một số khó khăn. Công ty nước sạch BOO hiện đang đóng vai trò cung cấp nước cho Chi nhánh cấp nước Sa Pa với sản lượng đăng ký 3.000 m3/ngày đêm. Thế nhưng, do chưa có ý kiến của ngành chức năng về nội dung hợp đồng nên Công ty Cổ phần cấp nước Lào Cai và BOO chưa thống nhất được đơn giá, 2 bên mới chỉ tiến hành ghi nhận sản lượng.

Ông Trần Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Công ty nước sạch BOO Sa Pa cho biết: “Hiện nay đã là tháng 4, thời gian cao điểm của mùa hanh khô. Nếu vấn đề đơn giá trong thời gian tới chưa được thống nhất, chúng tôi sẵn sàng cung cấp nước với giá 0 đồng để đảm bảo người dân có đủ nước sinh hoạt”.

Ngoài khó khăn về thống nhất đơn giá, ông Hùng cho rằng hệ thống mạng lưới cấp nước cũng là một vướng mắc rất cần được khắc phục. Theo đó, hệ thống này hiện chỉ tập trung trong vùng lõi thị xã Sa Pa (thuộc thị trấn Sa Pa cũ), chưa nâng cấp đủ rộng cho toàn thị xã nên việc cung cấp nước không được đảm bảo, nơi thì thừa, nơi thì thiếu.

3.jpg

Bên cạnh đó, đoạn đường Điện Biên Phủ thuộc Quốc lộ 4D đang thi công, cải tạo cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân phối nước của Chi nhánh cấp nước Sa Pa. “Các ống nước được đấu nối đa phần đều đi qua đoạn đường Điện Biên Phủ thuộc Quốc lộ 4D nên chúng tôi phải đóng, ngắt nước dẫn đến việc cung cấp nước cho các hộ dân không được ổn định”, ông Nguyễn Đình Nhã, Giám đốc Chi nhánh cấp nước Sa Pa thuộc Công ty cấp nước Lào Cai cho biết.

3.jpg

Sa Pa thường xuyên thiếu nước trong mùa khô nên người dân, đặc biệt là các nhà hàng, cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch thường xuyên trong tình trạng lo lắng, chủ động tìm giải pháp. Bên cạnh nguồn nước sinh hoạt theo hệ thống cấp nước, nhiều cơ sở phải chủ động tìm kiếm các mạch nước nhỏ, khoan giếng để có nguồn cung thay thế khi tình trạng mất nước xảy ra. Năm nay, khi biết có thêm nhà máy sản xuất nước sạch đi vào hoạt động, người dân địa phương này đặt nhiều kỳ vọng

Anh Phạm Văn Hưng, chủ nhà hàng Sapa Memory chia sẻ: “Những năm trước, vào khoảng tháng 4, Sa Pa rơi vào tình trạng thiếu nước gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh và sinh hoạt. Với việc xây dựng thêm một nhà máy cấp nước, tôi hi vọng dịp 30/4 - 1/5 tới, nguồn nước sẽ được cung cấp đầy đủ”.

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài trong 4 ngày từ ngày 29/4 - 2/5. Dự báo lượng khách đến với Sa Pa sẽ rất đông. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân và du khách, thời gian này, chính quyền thị xã Sa Pa đã quan tâm, chỉ đạo 2 đơn vị cung cấp nước sạch trên địa bàn là Chi nhánh cấp nước Sa Pa và Nhà máy nước sạch BOO Sa Pa khẩn trương khắc phục những khó khăn, vướng mắc để giải quyết tình trạng thiếu nước.

Theo đó, phía Công ty cấp nước Lào Cai hiện đã điều động thêm 5 công nhân vận hành tăng cường cho Chi nhánh cấp nước Sa Pa để khắc phục sự cố, sửa chữa những điểm hư hỏng do thi công đường gây ra. Còn phía Nhà máy nước sạch BOO Sa Pa cũng đã hoàn thành xong 4 điểm đấu nối chính cung cấp cho khu vực trung tâm thị xã.

Tương tự, tại các khu vực xảy ra tình trạng cạnh tranh sử dụng nguồn nước, chính quyền các địa phương và các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân ưu tiên nguồn nước đảm bảo phục vụ sinh hoạt.

Theo ông Triệu Thiết Nghĩa, Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sa Pa, tình trạng cạnh tranh nguồn nước sẽ được giải quyết khi các doanh nghiệp khai thác nước từ các nguồn dồi dào, bền vững hơn. Ví dụ như hiện nay, Nhà máy nước sạch BOO đang bơm nước với công suất lớn từ Suối Vàng về để xử lý, cấp nước cho các đơn vị có nhu cầu. Những năm tới, Sa Pa có định hướng sẽ hoàn thiện hệ thống cấp nước không chỉ khu vực trung tâm thị xã mà còn đảm bảo đưa nguồn cung nước dồi dào, đưa nước đến các xã lân cận để đảm bảo luôn đủ nước sinh hoạt cho người dân. Ngoài ra, các nguồn nước ngầm cũng đang được khảo sát, đánh giá trữ lượng, có thể đưa vào khai thác để đa dạng nguồn cung nước sinh hoạt và sản xuất. “Chúng tôi đang phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp, nỗ lực đảm bảo đủ nước cho người dân và du khách đến Sa Pa, trước mắt là mùa khô năm nay” - ông Nghĩa khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn lao động, trong đó có 7 vụ làm tử vong 9 người. Các vụ tai nạn lao động xảy ra phần lớn là do sự chủ quan của người sử dụng lao động và người lao động. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh đang vào cuộc quyết liệt nhằm nâng cao ý thức và tính chủ động về đảm bảo an toàn lao động.

Ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Tái tạo toàn bộ xương ức và các xương sườn lân cận bằng công nghệ in 3D là một thành tựu mới của các nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City, ghi dấu ấn là bệnh viện đầu tiên tại Đông Nam Á ứng dụng công nghệ in 3D vật liệu Titan cho các bệnh nhân tim phổi phải sử dụng xương nhân tạo.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Những ngày này, người dân vùng lũ Lào Cai đang được đón nhận tình cảm, sự sẻ chia của hàng vạn tấm lòng hảo tâm đến ủng hộ giúp đỡ bằng tiền, hàng hóa, nhu yếu phẩm khác. Sự hỗ trợ kịp thời đó rất quan trọng, góp phần giúp người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu, sớm ổn định, bắt tay tái thiết cuộc sống mới. Vậy nhưng xung quanh câu chuyện từ thiện vẫn còn đâu đó đôi điều băn khoăn, trăn trở.

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

Từ ngày 16/9, học sinh lớp 1C, lớp 2C tại Điểm trường Làng Nủ đã chuyển đến ở bán trú và học tập tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên) để đảm bảo an toàn. Nhiều em trở lại lớp với gương mặt vẫn còn hoảng sợ vì trận lũ kinh hoàng đã vĩnh viễn cướp đi sinh mạng của người thân, bạn bè.

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Khi nghe tin dữ từ bản Làng Nủ, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang đã không thể cầm được nước mắt. Những đứa trẻ gặp nạn chỉ bằng tuổi cháu thầy. "Phải làm gì để nguôi ngoai? Thế là nghĩ ra cách có thể làm: Nhận 'nuôi' các cháu còn sống sót, bù đắp cho các con để các con được ấm no và học hành tử tế". Nhưng thầy Khang cũng nhấn mạnh: Đó là một hành trình còn rất lâu dài và sẽ được bắt đầu bằng những việc làm cụ thể nhất.

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

Sau trận mưa lũ lịch sử, cùng với việc nhanh chóng tìm kiếm, cứu nạn những người mất tích, từng bước khắc phục thiên tai, vùng lũ xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực đưa học sinh các thôn đến trường. Đặc biệt, các em học sinh thôn Kho Vàng - nơi chịu nhiều ảnh hưởng cũng đã được đến trường học tập.

fbytzltw