Nỗ lực cao nhất giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

LCĐT - Sáng 26/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 Chương mình mục tiêu quốc gia.

Cùng tham dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; Phó Thủ tướng Lê Văn Thành; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Nỗ lực cao nhất giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 1
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai.

Dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 được Quốc hội quyết nghị tại các nghị quyết của Quốc hội là hơn 526 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 222 nghìn tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương hơn 304 nghìn tỷ đồng. Nếu tính cả 16 nghìn tỷ đồng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia chuyển nguồn từ năm 2021 sang năm 2022, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 là hơn 542 nghìn tỷ đồng.

Đến ngày 23/9, tổng số vốn ngân sách nhà nước các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các dự án đủ thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giải ngân là hơn 508,3 nghìn tỷ đồng, đạt 93,8% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó vốn trong nước đạt 93,4% kế hoạch, vốn nước ngoài đạt 98,7% kế hoạch. Số vốn ngân sách nhà nước còn lại chưa phân bổ là hơn 33 nghìn tỷ đồng (bằng 6,2% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao; chủ yếu là vốn cân đối ngân sách địa phương với 8/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch).

Nỗ lực cao nhất giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 2

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 46,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm so cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 đạt 47,38%), tuy nhiên số tuyệt đối giải ngân năm 2022 cao hơn cùng kỳ năm 2021 hơn 34 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 16% so số giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước cùng kỳ năm trước.

Có 2 cơ quan Trung ương và 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt hơn 70% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tuy nhiên, có 39/51 bộ, cơ quan Trung ương và 22/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước (46,7%), trong đó có 14 bộ, cơ quan Trung ương và 1 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Nỗ lực cao nhất giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 3
Các địa phương dự hội nghị qua cầu truyền hình trực tuyến.

Đối với tỉnh Lào Cai, đến thời điểm này, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 1.954/5.328 tỷ đồng, bằng 37,3% kế hoạch và bằng 43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và ước đến hết ngày 30/9/2022 đạt 2.095/5.328 tỷ đồng, bằng 39,3% kế hoạch (cao hơn 2 điểm % so với số liệu Bộ Tài chính theo dõi) và bằng 46% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, vốn kéo dài năm 2021 sang năm 2022 đạt 19/84 tỷ đồng, bằng 22% kế hoạch; vốn cân đối ngân sách địa phương đạt 1.302/2.781 tỷ đồng, bằng 47% kế hoạch; vốn ngân sách Trung ương đạt 569/2.100 tỷ đồng, bằng 27% kế hoạch; vốn nước ngoài ODA 63/362 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch.

Tại hội nghị, đại diện các địa phương đề nghị các bộ sớm ban hành hướng dẫn chi tiết thực hiện nội dung của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, tiếp tục đẩy mạnh giải quyết thủ hành chính và phân cấp, phân quyền mạnh hơn về xây dựng cơ bản; giao kế hoạch đầu tư ngay từ đầu năm...

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ hết sức quan trọng, góp phần phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, nhất là trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thách thức hiện nay.

Nỗ lực cao nhất giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 4
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị.

Vấn đề giải ngân vốn đầu tư công và triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hết sức quyết liệt, sâu sát với việc ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, công điện và tổ chức nhiều hội nghị trực tuyến toàn quốc, cuộc họp. Tuy nhiên, công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 chưa đạt yêu cầu đề ra, ảnh hưởng tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến của các địa phương, sớm hoàn thiện Chỉ thị của Thủ tướng về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; tiếp tục rà soát, cắt bớt thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền cho cơ sở và việc lựa chọn danh mục đầu tư không nên dàn trải để phát huy hiệu quả cao nhất. Các cấp, các ngành, địa phương phải hành động quyết liệt, tích cực với nỗ lực cao nhất, tất cả vì quốc gia, vì nhân dân. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra tiến độ hằng tuần, hằng tháng đối với các dự án đã có và nâng cao kỷ luật, kỷ cương, năng lực chuẩn bị các dự án đầu tư; động viên các nhà thầu với phương châm "Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Các cơ quan truyền thông tích cực vào cuộc chia sẻ những mô hình, cách làm hay, sáng tạo và thẳng thắn nêu những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc để kịp thời có giải pháp tháo gỡ...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Đúng 17h ngày 13/3/1954, quân đội ta nổ phát súng đầu tiên tấn công vào cứ điểm Him Lam và tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, mở đầu cho 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng và oanh liệt, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, để lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ - cát -xtơ - ri vào ngày 7/5/1954.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt, máu trộn bùn non” (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm của Pháp vốn được coi là “pháo đài bất khả xâm phạm”, làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Rời khu rừng Đại tướng, qua cầu Tạ Khoa tới bờ hữu sông Đà, chúng tôi tiếp tục theo Quốc lộ 37 (đường 13 xưa kia), vượt chặng đường đèo dốc quanh co từ huyện Bắc Yên đến huyện Mai Sơn. Cung đường này gắn liền với hai di tích lịch sử văn hóa quốc gia là đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi - nơi đây ghi dấu những chiến công oanh liệt, những đau thương, mất mát và thực sự là bản anh hùng ca về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống thực dân Pháp của bộ đội ta trong những năm 1950 - 1954.

Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát: Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Tiếp bước dấu chân các chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến Lào Cai năm xưa tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng tôi rời thị xã Nghĩa Lộ, bám theo Quốc lộ 32 tới ngã ba Ba Khe thuộc huyện Văn Chấn (Yên Bái) thì rẽ qua Quốc lộ 37 (đường số 13 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ) để tới huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La- miền quê đã chứng kiến nhiều sự kiện, các hoạt động cách mạng hào hùng liên quan đến công cuộc giải phóng Điện Biên.

Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Rời mảnh đất Than Uyên nắng gió, tiếp tục hành trình theo dấu chân các dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, điểm đến tiếp theo của đoàn công tác Báo Lào Cai là thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Chính ở nơi đây năm xưa diễn ra chiến thắng đồn Nghĩa Lộ vang dội, mở màn cho Chiến dịch Tây Bắc tháng 10 năm 1952, tạo tiền đề cho Chiến dịch Đông Xuân 1953 -1954 mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần làm “thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới”.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Sáng 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Phiên họp nhằm tập trung thảo luận về tình hình phát triển KTXH tháng 4 và 4 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và thời gian tới cùng một số nội dung quan trọng khác như về giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. 

Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ-Cát: Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Huyện Than Uyên thuộc sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, nằm trong thung lũng cánh đồng Mường Than. Trong lịch sử, Than Uyên là một trong những điểm dừng chân của bộ đội, điểm trung chuyển quân lương của dân công hỏa tuyến từ Lào Cai và các tỉnh vùng Đông Bắc đến chiến trường Điện Biên Phủ. Có hai ngả chính từ Lào Cai đến Than Uyên là ngược Sa Pa, tới huyện Tam Đường (ngã ba Bình Lư) rồi xuôi Tân Uyên, tới Than Uyên và ngả từ huyện Văn Bàn, vượt “cửa gió” Khau Co tới Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Chiều 3/5, Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị ký kết nghị quyết liên ngành về việc phối hợp trong công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.

fb yt zl tw