Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Những vấn đề đặt ra trong quản lý, bảo vệ khu vực mỏ vàng Sa Phìn

Những vấn đề đặt ra trong quản lý, bảo vệ khu vực mỏ vàng Sa Phìn

Từ đầu tháng 1/2025, khu vực mỏ vàng Sa Phìn, tại xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn được UBND tỉnh bàn giao cho cơ quan chức năng huyện Văn Bàn và chính quyền xã Nậm Xây quản lý bảo vệ. Do khu vực mỏ vàng Sa Phìn là địa bàn đã từng xảy ra nạn khai thác vàng trái phép, nên công tác quản lý đặt ra vô cùng cấp bách. Ngay sau khi tiếp nhận, xã Nậm Xây đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ an ninh trật tự cũng như không để nạn vàng tặc tái diễn, nhưng hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết .

uuid1677448a-b8ac-4fbf-8a97-7b866ee1029blibrary1type1mode1loctruecaptrue.png

Trước tết Nguyên đán Ất Tỵ, đoàn công tác do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND huyện Văn Bàn đến xác định mốc giới mỏ, ghi nhận thực địa ở mỏ vàng gốc Sa Phìn, đồng thời bàn giao cho các bên có trách nhiệm tiếp nhận để quản lý, bảo vệ. Tuy nhiên, tại thời điểm này, Công ty Cổ phần Nhẫn (địa chỉ: Lô 47, đường Tô Hiến Thành, Khu Công nghiệp Bắc Duyên Hải, phường Duyên Hải, TP Lào Cai) - đơn vị nguyên là chủ mỏ vẫn chưa di chuyển con người, tài sản, máy móc ra khỏi khu vực đất mà UBND tỉnh có quyết định thu hồi. Điều này đang đặt ra nhiều vấn đề về công tác quản lý, bảo vệ đất đai khoáng sản, bảo vệ rừng và đảm bảo an ninh trật tự ở khu vực mỏ vàng gốc Sa Phìn. Bởi theo quy định, sau khi mỏ đóng cửa, các đơn vị: Công an xã, UBND xã Nậm Xây, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện; Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn sẽ tiếp nhận quản lý, bảo vệ mỏ vàng gốc Sa Phìn.

uuid96492a65-7fd7-4ffa-8839-c6596ff348adlibrary1type1mode1loctruecaptrue.png

Bày tỏ sự lo lắng của mình trong cuộc họp bàn giao mỏ vàng gốc Sa Phìn về cho xã quản lý, ông La Văn Toan, Chủ tịch UBND xã Nậm Xây cho biết: Việc Công ty Cổ phần Nhẫn mới chỉ bàn giao mốc giới mỏ và các khu vực đất, rừng mà chưa tháo dỡ nhà xưởng, chưa đưa con người, phương tiện máy móc ra ngoài khu vực mỏ mà Nhà nước đã thu hồi sẽ gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý.

Bởi hiện nay, hàng chục công nhân của công ty vẫn đang ở lại trong mỏ, hằng ngày vẫn ra vào, vậy làm sao chính quyền địa phương và công an xã có thể kiểm soát được những đối tượng xấu trà trộn vào để khai thác vàng trái phép. Hơn nữa diện tích mỏ rất lớn, lại ở khu vực hiểm trở, trong khi lực lượng quản lý, bảo vệ của địa phương rất mỏng, khiến công tác quản lý mỏ của chính quyền địa phương sau khi tiếp nhận sẽ rất phức tạp.

uuid5f2bfb9b-6602-4817-ba03-b67d5ac5a387library1type1mode1loctruecaptrue.png

“Thực tế từ khi mỏ vàng Sa Phìn được cấp phép cho Công ty Cổ phần Nhẫn khai thác đã phát sinh nhiều vấn đề về công tác bảo vệ tài nguyên, rừng và môi trường, đặc biệt là vấn đề về an ninh trật tự, bởi trong những năm qua đã xảy ra nhiều vụ xích mích, xô xát giữa người dân và công nhân của công ty. Thời gian tới, chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng cần đôn đốc Công ty Cổ phần Nhẫn khẩn trương tháo dỡ nhà xưởng và đưa công nhân ra khỏi khu vực mỏ để chính quyền địa phương và cơ quan chức năng triển khai phương án quản lý khu vực mỏ được thuận lợi”, ông La Văn Toan cho biết thêm.

uuidc286013e-1575-46c8-aaca-1e915429bc4clibrary1type1mode1loctruecaptrue.png

Những lo lắng của Chủ tịch UBND xã Nậm Xây không phải không có căn cứ, bởi từ tháng 3/2022, mỏ vàng gốc Sa Phìn đã đóng cửa dừng hoạt động nhưng do Công ty Cổ phần Nhẫn chưa làm tốt công tác quản lý, bảo vệ nên tình trạng người dân vào khai thác trái phép vẫn diễn ra gây thất thoát tài nguyên và gây mất an ninh trật tự ở địa phương. Trong khi thực tế lối vào khu mỏ và các vị trí có hoạt động khai thác trái phép vẫn đang được đơn vị này quản lý, bảo vệ. Trước tình hình này, để đảm bảo an ninh trật tự, các cơ quan chức năng huyện Văn Bàn và chính quyền xã Nậm Xây đã nhiều lần phải tổ chức truy quét các lò vàng thổ phỉ, đẩy đuổi hàng trăm đối tượng xâm nhập khai thác trái phép ở đây.

Riêng năm 2024, đã tổ chức 14 lượt truy quét, xóa bỏ 38 lán trại, tịch thu 25 đầu máy nổ và hơn 50 bộ thiết bị, máy móc. Cùng với đó, nhiều lần đã xảy ra xích mích giữa người dân địa phương với công nhân của Công ty Cổ phần Nhẫn.

uuidea73c6b5-7657-450f-93e2-d23d729546a5library1type1mode1loctruecaptrue.png

Trung tá Nguyễn Kim Mạnh Sinh, Trưởng Công an xã Nậm Xây cho biết: Ngay từ khi UBND tỉnh ban hành quyết định đóng cửa mỏ vàng gốc Sa Phìn, Công an xã Nậm Xây đã yêu cầu Công ty Cổ phần Nhẫn phối hợp triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự ở trong khu vực mỏ. Đặc biệt, chúng tôi kiểm soát chặt chẽ người ra vào mỏ không để các đối tượng lạ từ bên ngoài vào lén lút vào khai thác vàng trái phép. Hiện nay, mỏ vàng gốc Sa Phìn đã được bàn giao cho UBND xã Nậm Xây và các đơn vị chức năng quản lý nhưng hiện phía Công ty Cổ phần Nhẫn vẫn còn công nhân ở lại nên công tác đảm bảo an ninh trật tự sẽ phát sinh nhiều vấn đề.

uuidb5fd0894-f2e0-4da3-97ab-5c8d3f78c648library1type1mode1loctruecaptrue.png

Dư luận cũng đặt câu hỏi, vì sao từ năm 2022, UBND tỉnh đã có Quyết định số 503/QĐ-UBND đóng cửa mỏ khai thác khoáng sản mỏ vàng gốc Sa Phìn để Công ty Cổ phần Nhẫn thực hiện các bước phục hồi môi trường khu vực khai thác để đưa mỏ về trạng thái an toàn, quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Tiếp đó, ngày 24/12/2024, UBND tỉnh tiếp tục có Quyết định số 3494/QĐ-UBND yêu cầu Công ty Cổ phần Nhẫn có trách nhiệm xử lý tài sản gắn liền với đất để hoàn trả lại mặt bằng cho Nhà nước xong trước ngày 30/12/2024. Tuy nhiên đến nay, không hiểu vì lý do gì công ty này chưa di chuyển tài sản gồm: Nhà điều hành, nhà kho, nhà che khu nghiền tuyển, nhà chế xuất ra khỏi phạm vi diện tích đất mà UBND tỉnh đã có quyết định thu hồi.

Thực tế cho thấy, nếu thời gian tới, Công ty Cổ phần Nhẫn không tự giác chấp hành tháo dỡ các hạng mục nhà xưởng, cải tạo phục hồi môi trường và di chuyển toàn bộ công nhân ra khỏi khu vực mỏ vàng gốc Sa Phìn thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho chính quyền địa phương và đơn vị chức năng trong tổ chức bảo vệ khoáng sản, bảo vệ rừng cũng như đảm bảo an ninh trật tự.

Trình bày: Hoàng Thu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa hạ tầng giao thông

Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa hạ tầng giao thông

Chiều 15/2, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

Ngành giao thông vận tải sẵn sàng trước “chiến dịch lớn”

Ngành giao thông vận tải sẵn sàng trước “chiến dịch lớn”

Năm 2025 sẽ có các dự án giao thông trọng điểm được triển khai như Dự án đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Dự án Cảng hàng không Sa Pa, Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai theo quy mô 4 làn xe... Ngành giao thông vận tải đã chuẩn bị tâm thế, sẵn sàng thực hiện trọng trách của mình, góp phần thực hiện chủ trương của tỉnh về tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông kết nối thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.

[Infographic] Kết quả thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 (tính đến 31/1)

[Infographic] Kết quả thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 (tính đến 31/1)

Căn cứ Nghị quyết của Tỉnh ủy về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, trên tinh thần đổi mới, sáng tạo, thực hiện quyết liệt, UBND tỉnh đã đề ra 10 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 và lập báo cáo riêng về tiến độ hằng tháng để theo dõi, phân tích, có hướng chỉ đạo, điều hành sát với yêu cầu thực tế. Ngay trong tháng 1, kết quả triển khai 10 nhiệm vụ trọng tâm đạt kết quả khả quan, tạo đà cho những đột phá trong năm để về đích giai đoạn 2020 - 2025.

Lào Cai: Tỷ lệ giải ngân năm 2024 đạt trên 120% kế hoạch Thủ tướng giao

Lào Cai: Tỷ lệ giải ngân năm 2024 đạt trên 120% kế hoạch Thủ tướng giao

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết niên độ năm 2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh Lào Cai theo Quyết định giao của Thủ tướng Chính phủ đạt 120,63% kế hoạch giao, nhóm đứng đầu các địa phương về giải ngân theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn mức trung bình chung của cả nước.

Tuyến đường tạo động lực phát triển kinh tế và kết nối văn hóa

Tuyến đường tạo động lực phát triển kinh tế và kết nối văn hóa

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ đóng vai trò là một trục giao thông chính trên hành lang Đông - Tây kết nối các trung tâm kinh tế lớn ở miền Bắc Việt Nam với vùng Tây Nam Trung Quốc và sang cả châu Âu. Đặc biệt đây sẽ là "cú hích" rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai.

“Linh hoạt là cần, đồng bộ mới đủ”

“Linh hoạt là cần, đồng bộ mới đủ”

Đường dây tải điện 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên là công trình trọng điểm quốc gia với chiều dài khoảng 200 km, đi qua 4 tỉnh, trong đó có Lào Cai với đoạn tuyến dài 49,47 km. Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên triển khai thi công trong 9 tháng, là công trình chào mừng 80 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường thăm và tặng quà các lực lượng trực Tết tại Cửa khẩu Kim Thành

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường thăm và tặng quà các lực lượng trực Tết tại Cửa khẩu Kim Thành

Sáng 28/1/2025 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn), đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và Đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, động viên, tặng quà các lực lượng trực tết Nguyên đán tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Cửa khẩu Kim Thành).

fb yt zl tw