Những người trả lại 'hồn cốt' cho làng quê Việt

Đạo sắc phong được quy ước như một giá trị quý báu về cả tinh thần lẫn vật chất. Đó là văn bản cổ do vua ban tặng cho những người có công với đất nước và mỗi địa phương đều coi đó như xác nhận tối cao về mặt văn hóa, lịch sử, hành chính lẫn tâm linh.

Hiểu rõ điều này nên nhiều năm qua nhóm Nhân sĩ Hà Đông đã cất công tìm kiếm và trao tặng tất cả những sắc phong mà họ sở hữu cho làng quê Việt Nam.

Xót xa trước những giá trị quý báu bị thất lạc

Từ hàng chục năm trước, ông Trịnh Văn Sỹ, một thành viên trong nhóm Nhân sĩ Hà Đông đã bắt đầu sưu tầm các đạo sắc phong. Cơ duyên khiến ông Sỹ bắt đầu công việc này là vì ông nghe người ta nói nhiều sắc phong bị mất đa số được bán ra nước ngoài với giá rất cao, bởi nó chính là cổ vật. Càng về sau, ông Sỹ càng say sưa với công việc sưu tầm này vì trong quá trình tìm hiểu, ông nhận ra giá trị lịch sử và văn hóa thiêng liêng của sắc phong.

Các bô lão xã Phùng Xã, huyện Mỹ Đức tổ chức lễ đón nhận sắc phong.

Từ niềm say mê của bản thân, ông Sỹ dần lan tỏa đến các thành viên trong nhóm Nhân sĩ Hà Đông gồm: nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, NSƯT Chu Lượng, họa sĩ Hoàng A Sáng, tác giả Trịnh Hữu Sỹ, đạo diễn - nhà thơ Lương Tử Đức, nhà thơ Nguyễn Quyến, doanh nhân Lê Phương Trung và doanh nhân Đỗ Văn Hiểu.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ: "Chúng tôi thường xuyên trao đổi với nhau về những vấn đề văn hóa dân tộc. Xót xa trước những giá trị quý báu bị tản mạn, trở thành hàng hóa, cả nhóm đã bàn nhau rồi thuê dịch hàng trăm sắc phong với giá khoảng 2 triệu đồng/bản, hợp tác với chuyên gia phân loại, liên hệ về địa phương bị mất. Sau đó chúng tôi quyết định trao tặng lại tất cả những sắc phong mà chúng tôi có".

Các thành viên trong nhóm Nhân sĩ Hà Đông biết rằng, sắc phong chính là một phần trong bộ hồ sơ có tính pháp lý trong việc khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt và khẳng định nền văn hóa Việt. Khi phong kiến Trung Hoa đô hộ nước ta thì một trong mục tiêu của nhà nước phong kiến Trung Hoa là tiêu hủy hết những bằng chứng văn hóa Việt ở mọi hình thức. Khi một dân tộc không còn những bằng chứng, những di sản văn hóa thì dân tộc đó đã biến mất ở một hình thức nào đó.

Kể về hành trình gian nan tìm kiếm và trao trả sắc phong, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tâm sự: "Hầu hết, những nơi mất sắc phong đều rơi vào các trường hợp: Không có khả năng đi tìm, chấp nhận bỏ rất nhiều tiền để chuộc lại và cũng có những làng quê nghèo, họ thật lòng không muốn nhận vì sợ giữ ở đình làng tiếp tục mất trộm lại mang "tội". Nhóm chúng tôi gồm có 8 người, hầu hết làm văn chương, nghệ thuật, một vài người là doanh nhân và tự ý thức được mình không đủ sức làm một việc lớn như thế suốt quá trình lâu dài nên chúng tôi đưa lên Facebook, kêu gọi ai đang giữ sắc phong hoặc hãy dâng tặng, hoặc trước đây mua bao nhiêu thì để lại giá ấy cho dân làng. Một số người buôn bán, sưu tập đã trao trả, nhiều nhà nghiên cứu cũng vào "công đức". Nhóm "nhân sĩ" nhận nghĩa vụ kết nối, làm việc với địa phương để trao trả lại bằng nghi lễ long trọng về văn hóa, tinh thần. Nơi nào không có kinh phí, chúng tôi cùng chung tay hỗ trợ".

Chứng kiến hoạt động ý nghĩa của nhóm Nhân sĩ Hà Đông, một số người chơi cổ vật, buôn bán cổ vật đã tặng cho nhóm những đạo sắc phong họ đang giữ. "Việc làm của họ đã khiến chúng tôi rất hạnh phúc bởi đã đánh thức được sự quan tâm của người dân với những di sản văn hóa dân tộc", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho biết thêm.

Khi có các sắc phong, nhóm sẽ thuê chuyên gia dịch nội dung sắc phong. Từ đó sẽ biết được sắc phong đó được Vua ban cho địa phương nào. Khi đã nắm rõ nguồn gốc, xuất xứ của sắc phong, nhóm sẽ tìm cách liên lạc với địa phương đó để trao tặng.

Đại diện huyện Thạch Thất vui mừng đón nhận sắc phong bị thất lạc từ nhóm Nhân sĩ Hà Đông.

Hóa giải mối "thâm thù" nhờ tìm lại được sắc phong

Tính tới thời điểm này nhóm Nhân sĩ Hà Đông đã trao tặng khoảng 500 đạo sắc phong cho nhiều địa phương. Nếu tính ra tiền thì số đạo sắc phong này có giá trị khổng lồ.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho biết: "Hiện nay chúng tôi còn khoảng 200 sắc phong đã được giám định bởi các chuyên gia và được dịch để từng bước trao trả cho các địa phương bị mất. Ngoài ra chúng tôi cũng đã tặng cho Bảo tàng tỉnh Hòa Bình bộ sưu tập cổ vật liên quan đến văn hóa của người Mường, Thái... như cồng chiêng cổ, sách cổ, tranh thờ cổ, đồ thờ cổ...Theo các chuyên gia, số cổ vật này có trị giá khoảng 1 triệu USD".

Các thành viên nhóm Nhân sĩ Hà Đông không nhớ nổi mình đã đến bao nhiêu làng quê Việt Nam để trao trả lại đạo sắc phong. Nhưng kỷ niệm đặc biệt trong chuyến trao trả sắc phong tại một địa phương ở tỉnh Hà Nam khiến các thành viên không thể nào quên được. Hôm đó, cả nhóm lên đường đi tìm một địa chỉ có ghi trong sắc phong, nhưng đó là tên địa phương có từ hơn một thế kỷ trước. Trước đó nhóm đã nhờ cả cơ quan chức năng ở tỉnh tìm giúp nhưng cũng không tìm được. Cuối chiều, trên đường trở về, nhóm gặp một quán nước dưới một gốc cây đầu một ngôi làng, các thành viên dừng xe vào uống nước. Tại đây, mấy thanh niên đầu cắt trọc, tay xăm trổ đang ngồi uống nước đã hỏi mọi người đi đâu mà gần tối rồi còn vào cái quán này. "Tôi kể cho họ nghe câu chuyện đi tìm một địa danh cũ. Họ reo lên và dẫn chúng tôi đến nhà một ông giáo già đã nghỉ hưu. Và ông giáo già ấy cho chúng tôi biết tên của làng đó bây giờ là gì. Chúng tôi có cảm giác các Ngài - những người đã được nhà Vua phong Thần trong các đạo sắc phong - đã dẫn dắt và chỉ lối cho chúng tôi", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhớ lại.

Cũng vẫn là địa bàn Hà Nam, nhóm Nhân sĩ Hà Đông đã được chứng kiến một câu chuyện về đạo sắc phong vô cùng ly kỳ. Lần đó, nhóm đã tìm và trao lại đạo sắc phong cho làng Gòi Thượng (xã Xuân Lôi, Bình Lục, Hà Nam). Đối chiếu với tên xã trong địa giới hành chính thì tên xã ở sắc phong đã thay đổi từ 70 năm trước.

Năm 2007, thông tin sắc phong làng Gòi Thượng bị mất cắp đã khiến cả vùng xôn xao. Điều đáng nói là đúng tại thời điểm đó thì làng Gòi Hạ bên cạnh lại được tỉnh Hà Nam công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh. "Một mất mười ngờ", nhiều người dân làng Gòi Thượng truyền tai nhau đồn thổi chuyện làng bên đánh cắp đạo sắc phong làng mình mới đủ tiêu chuẩn công nhận di tích.

Giữa tháng 5/2016, nhóm Nhân sĩ Hà Đông tìm về làng Gòi Hạ để báo việc đang giữ 7 đạo sắc phong và ngỏ ý muốn dâng cho làng. Tuy nhiên, khi các bô lão trong làng dịch lại, phát hiện đó là 7 sắc phong của làng Gòi Thượng. Lúc này các bô lão Gòi Hạ đã họp lại với nhau và quyết định bỏ qua mối "thâm thù" trước đó, thông báo cho làng Gòi Thượng biết họ đang giữ 7 sắc phong của làng này. Tìm được đạo sắc phong trong niềm xúc động, mối "thâm thù" cũng được hóa giải, dân làng Gòi Thượng mang những bao gạo lên bày tỏ tấm lòng với nhóm "nhân sĩ". Biết làng nghèo khó, cả nhóm đề nghị sẽ tài trợ kinh phí để địa phương tổ chức lễ đón rước.

Một lần khác, nhóm trao lại sắc phong cho một xã của huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Các bô lão đã dẫn thành viên của nhóm vào đình làng và chỉ cho họ nhiều đồ vật rất đắt tiền mà một số người làng cung tiến rồi nói: "Nhưng không tìm thấy sắc phong thì nghĩa là làng chúng tôi không có hồn. Chỉ khi nhận lại được các đạo sắc phong thì hồn làng mới trở về".

Chứng kiến khoảnh khắc xúc động ấy, các thành viên của nhóm đã cảm thấy rất hạnh phúc vì đã ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn những di sản văn hóa dân tộc. Một điều làm cho họ vui vì không chỉ các bô lão khát khao tìm lại được sắc phong của quê hương mình mà cả những người còn rất trẻ. Bởi những người trẻ phải hiểu được giá trị văn hóa dân tộc quan trọng và lớn lao như thế nào thì họ mới có khát khao ấy.

Thời gian qua, thông tin về ý nguyện trao lại sắc phong của nhóm Nhân sĩ Hà Đông đã được lan tỏa rộng rãi trên báo chí, mạng xã hội. Qua đó, một số địa phương cấp huyện, xã, thôn đã liên lạc xin được nhận lại sắc phong của địa phương mình hiện nhóm đang lưu giữ. Thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục việc trao lại sắc phong với mong muốn thúc đẩy tinh thần tôn vinh, ý thức về việc bảo tồn di sản văn hóa trong các cấp quản lý và cộng đồng nhân dân các địa phương.

An ninh thế giới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi chuyên đề mỹ thuật có chủ đề “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” năm 2024 với 3 bộ giải dành cho 3 lứa tuổi: mẫu giáo, tiểu học và trung học. Đây là cuộc thi mỹ thuật dành cho học sinh lần thứ hai được Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức.

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

fbytzltw