“Những đóa hoa nắng mai”

LCĐT - Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022 đã bắt đầu khởi động để tìm ra người đăng quang và sẽ đại diện Việt Nam thi Hoa hậu Trái đất 2022. Cuộc thi năm nay có chủ đề “Những đóa hoa nắng mai”, sẽ là nơi quy tụ của những bông hoa thuần khiết đến từ khắp các vùng miền trên cả nước.

Hoa hậu Trái đất 2021 Destiny Wagner đến giao lưu, góp phần lan tỏa năng lượng tích cực cho các cô gái sinh sống, học tập tại Lào Cai.
Hoa hậu Trái đất 2021 Destiny Wagner đến giao lưu, góp phần lan tỏa năng lượng tích cực cho các cô gái sinh sống, học tập tại Lào Cai.

Giữa tháng Tư vừa qua, sau khi có buổi giao lưu tại Trường Cao đẳng Lào Cai với chủ đề “Hành trình ước mơ - tự tin tỏa sáng” và được truyền cảm hứng từ câu chuyện của Hoa hậu Trái đất 2021 Destiny Wagner, nhiều cô gái đẹp đang sinh sống, học tập tại Lào Cai đã mạnh dạn đăng ký tham gia, mong được chia sẻ những câu chuyện về bản thân, tỏa hương sắc cùng với nhiều bông hoa đẹp trên khắp đất nước.

Nữ đại biểu HĐND huyện quảng bá hình ảnh du lịch quê hương

Hoàng Thị Lả, năm nay 24 tuổi, là một trong những bạn nữ nổi bật trong buổi giao lưu. Lả có ngoại hình cân đối với chiều cao 1 m 65, khuôn mặt khả ái và tự tin trò chuyện cùng các khách mời của chương trình.

Hoàng Thị Lả muốn tham gia cuộc thi để quảng bá hình ảnh du lịch quê hương.
Hoàng Thị Lả muốn tham gia cuộc thi để quảng bá hình ảnh du lịch quê hương.

Lả sinh ra và lớn lên tại tỉnh Lai Châu, nhưng lại lựa chọn Lào Cai học tập và làm việc. Sau khi tốt nghiệp lớp múa của Trường Cao đẳng Lào Cai, cô gái dân tộc Khơ Mú trở thành giáo viên dạy múa tại Trung tâm ngoại ngữ Dream Sky (phường Phố Mới, thành phố Lào Cai). Thông minh, năng động, dù mới ngoài 20 nhưng Lả đã là một nữ đại biểu HĐND huyện Than Uyên (Lai Châu) nhiệm kỳ 2021 - 2026. Mạnh dạn đăng ký tham gia Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam, Lả mang nhiều tâm tư, mong được chia sẻ với bạn bè mọi miền Tổ quốc về văn hóa của dân tộc mình và làng du lịch cộng đồng ở bản Thẩm Phé, xã Mường Kim, huyện Than Uyên nơi cô sinh ra.

Khơ Mú là cộng đồng dân tộc sinh sống lâu đời cùng với hơn 20 dân tộc anh em khác trên mảnh đất Lai Châu. Tuy có số lượng dân ít, sống rải rác và văn hóa chịu nhiều ảnh hưởng của đồng bào dân tộc Thái, nhưng đời sống văn hóa của người dân Khơ Mú vẫn là một kho tàng độc đáo cần được bảo tồn và phát huy. Trong số đó phải kể đến điệu dân ca, dân vũ của đồng bào Khơ Mú tại Thẩm Phé. Lả tâm sự: Mình tự hào là người Khơ Mú. Vẫn còn nhiều người chưa biết về dân tộc của mình và còn nhầm lẫn với đồng bào Thái. Thẩm Phé nơi mình sinh ra có cảnh sắc rất tuyệt vời. Đến với quê mình, du khách sẽ được thưởng ngoạn trên lòng hồ thủy điện Bản Chát ngắm nhìn non nước; thưởng thức các món ăn đậm hương vị dân tộc ở làng cá Thẩm Phé và còn được đắm say trong  những điệu múa, câu hát của thiếu nữ Khơ Mú. Tham gia cuộc thi, mình muốn chia sẻ với bạn bè tất cả những điều tuyệt vời của quê hương mình.

Cô giáo dân tộc Giáy mở lớp dạy múa từ năm 17 tuổi

Sinh ra và lớn lên ngay giữa thành phố Lào Cai nhưng Nông Thị Huyền, cô giáo vừa tròn 20 tuổi luôn nhớ mình là người con dân tộc Giáy. Huyền thường xuyên giao tiếp với người thân bằng ngôn ngữ của dân tộc mình, cô cũng không ngừng tìm hiểu về văn hóa của dân tộc Giáy và diện trang phục dân tộc trong những ngày đặc biệt.

Nhìn vóc dáng mảnh mai và một khuôn mặt trẻ hơn tuổi, ít ai biết rằng cô đã tự thân lập nghiệp từ năm 17 tuổi. Đang học lớp 10 thì Huyền được bạn rủ thi tuyển vào lớp học múa. Nhận ra đam mê của mình khi đã khá nhiều tuổi để theo đuổi môn nghệ thuật này, nhưng Huyền đã nỗ lực và không để mình tuột lại phía sau. Huyền bộc bạch: Nhiều bạn được học múa từ nhỏ, cơ thể dẻo dai. 16 tuổi mới bắt đầu học múa, đã nhiều lần em nản chí vì sau những buổi học chân tay bầm dập, cơ thể rã rời. Thế nhưng càng học múa em càng thấy môn này rất lôi cuốn và muốn theo đuổi tới cùng.

Cô gái dân tộc Giáy Nông Thị Huyền có nét đẹp mảnh mai.
Cô gái dân tộc Giáy Nông Thị Huyền có nét đẹp mảnh mai.

Với quyết tâm không ngừng, Huyền học múa rất tiến bộ, học đến năm thứ 2, cô nảy ra ý định vừa học vừa làm. Nghĩ là làm, Huyền cùng một người bạn tìm địa điểm, tuyển sinh mở một lớp múa cho các em thiếu nhi. Ban đầu, lớp múa chỉ có khoảng 10 học sinh, đến nay lớp duy trì được hơn 3 năm và có khoảng 50 học sinh theo học.

Huyền tâm sự: Lớp học của em nhận các bé từ 3 tuổi, thế nên mỗi giờ lên lớp, em vừa là cô giáo dạy múa, vừa là cô nuôi dạy trẻ, tuy có vất vả nhưng tới thời điểm này, em tự hào vì chút thành quả của bản thân.

Với thân hình nhỏ nhắn, hơi mảnh mai, để tự tin hơn khi tham gia Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam, Huyền đang cố gắng ăn uống, tập luyện thể thao để có thân hình cân đối hơn.

Bảo tồn truyền thống dân tộc Thái.

Tốt nghiệp Trung cấp múa, Trường Cao đẳng Lào Cai, Vi Thị Hải, cô gái dân tộc Thái không chọn đi dạy múa như các bạn mà vào làm việc tại một nhà hàng ẩm thực dân tộc Thái ngay tại thành phố Lào Cai. Hải chia sẻ: Ở nơi này, em được múa, được mặc trang phục dân tộc mình mỗi ngày, được thưởng thức các món ăn truyền thống của đồng bào mình và sống trong không gian của người Thái. Điều đó khiến em có thêm hiểu biết về văn hóa của dân tộc mình và gìn giữ, quảng bá nét đẹp đó tới bạn bè.

Vi Thị Hải từng đoạt giải Thí sinh triển vọng trong Cuộc thi Học sinh - Sinh viên thanh lịch của Trường Cao đẳng Lào Cai.
Vi Thị Hải từng đoạt giải Thí sinh triển vọng trong Cuộc thi Học sinh - Sinh viên thanh lịch của Trường Cao đẳng Lào Cai.

So với nhiều bạn cùng trang lứa, Hải có chiều cao 1 m 68 khá nổi trội, cô từng đoạt giải Thí sinh triển vọng trong Cuộc thi Học sinh - Sinh viên thanh lịch do nhà trường tổ chức năm 2021. Hải sinh ra và lớn lên ở Lai Châu, nơi bản làng người Thái sống tập trung ở những khu vực ven sông, suối. Ở nơi cô lớn lên, các thế hệ cha ông đã tạo dựng được những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc, với vẻ đẹp về kiến trúc nhà ở, trang phục truyền thống, văn hóa ẩm thực, phong tục, tập quán riêng.

Hải tâm sự thêm: Ngay từ nhỏ, chúng em đã được dạy phải đi đứng uyển chuyển, nhẹ nhàng, ý tứ. Khi lớn hơn được dạy thêm sự e lệ, kín đáo, đằm thắm, gợi cảm. Đến tuổi trăng tròn, các cô gái được trang bị nhiều kỹ năng gìn giữ da, giữ dáng, phát huy vẻ đẹp của phụ nữ Thái. Dù đi học xa nhà, em vẫn cố gắng gìn giữ những nét đẹp đó.

Hiện Hải đã sẵn sàng tham gia cuộc thi và háo hức được chia sẻ những câu chuyện về dân tộc mình đến bạn bè cả nước.

Lả, Huyền, Hải là 3 trong số các cô gái xinh đẹp, bản lĩnh, mạnh dạn, đang sống và làm việc tại Lào Cai đăng ký tham gia cuộc thi nhan sắc. Hy vọng với những nét đẹp riêng, cùng sự khéo léo, tinh tế, các cô gái sẽ như “những đóa hoa nắng mai” tự tin tỏa hương sắc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thư viện Lào Cai nhân lên tình yêu sách

Thư viện Lào Cai nhân lên tình yêu sách

Cùng với việc đổi mới phong cách phục vụ, không gian đọc và cách thức tra cứu, tìm sách thuận tiện tại khu vực phòng đọc và phòng mượn sách ở trụ sở chính, Thư viện tỉnh Lào Cai còn tích cực đưa sách đến gần công chúng với chuỗi hoạt động lớn, nhỏ tại cơ sở, qua đó bồi đắp đam mê, tình yêu sách cho học sinh cũng như mọi lứa tuổi.

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Tối 22/4, tại Quảng trường trung tâm huyện Mèo Vạc, UBND huyện Mèo Vạc long trọng tổ chức Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025. Đến dự có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Mèo Vạc, cùng đông đảo nhân dân và du khách.

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghề cói Kim Sơn (Ninh Bình) đã có bước phát triển rõ rệt. Người dân hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và phát triển du lịch làng nghề.

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách không chỉ bồi đắp tri thức, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc trong lòng thế hệ trẻ, đặc biệt trong những ngày tháng 4 lịch sử, kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Không chỉ chứa đựng ký ức về làng quê, các trò chơi, trò diễn dân gian còn là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng góp phần làm nên bản sắc cho từng vùng miền trên dải đất hình chữ S. Trong bối cảnh nhu cầu trải nghiệm văn hóa địa phương của du khách ngày càng cao, việc khai thác những di sản dân gian này được xem là hướng đi giúp đa dạng hóa sản phẩm và tạo điểm nhấn cho các điểm đến.

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Sáng 21/4, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số, STEM và phát triển văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề: “Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường". Hoạt động được tổ chức nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai.

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Từ ngày 22 đến 25/4, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, góp phần tri ân lịch sử, tôn vinh tinh thần yêu nước và khơi dậy khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Trong khuôn khổ Festival Phở 2025 với chủ đề "Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số" diễn ra tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, tọa đàm về hành trình của phở với dấu ấn trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia và du khách.

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, ngay trong tuần đầu tiên diễn ra Triển lãm thế giới EXPO 2025, Nhà Triển lãm Việt Nam đã tổ chức thành công chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống “Vẻ đẹp Việt Nam”, thu hút đông đảo du khách Nhật Bản và quốc tế. Đây là chương trình khởi đầu của chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam tại EXPO 2025.

Giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách "Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam"

Giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách "Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam"

Chiều 19/4, tại Bảo tàng tỉnh Hà Giang, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Giang phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức khai trương trưng bày, giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách “Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" với chủ đề “Dám sống một cuộc đời rực rỡ".

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.

fb yt zl tw