Những con số ấn tượng của ngành nông nghiệp Việt Nam năm 2023

Năm 2023, xuất khẩu hạt gạo, sầu riêng, cà phê, hạt điều lập nhiều kỷ lục đã tạo nên kỳ tích của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh thị trường đầy khó khăn.

Năm 2023, ngành nông nghiệp vẫn trở thành điểm sáng trong bức tranh xuất nhập khẩu, tiếp tục đóng vai trò bệ đỡ của nền . điểm lại những dấu ấn nổi bật của ngành nông nghiệp Việt Nam trong năm qua dựa trên báo báo tổng kết năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT).

1. Bán 10,3 triệu tín chỉ carbon thu về hơn 1.200 tỉ đồng

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2023, trong lĩnh vực lâm nghiệp, Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD, tương đương hơn 1.200 tỉ đồng. Đây là bước khởi đầu về tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng.

Đến nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam đã tiếp nhận số tiền thanh toán đợt 1 từ WB là 41,2 triệu USD và đã giải ngân toàn bộ để các tỉnh khẩn trương lập kế hoạch chi trả cho các chủ rừng thuộc 6 tỉnh Bắc Trung Bộ.

Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2).

Trong số 6 tỉnh này, Nghệ An là tỉnh được giải ngân hơn 282 tỉ đồng, tiếp đến là Quảng Bình với hơn 235 tỉ đồng, Thanh Hóa 162 tỉ đồng, Hà Tĩnh 122 tỉ đồng, Thừa Thiên Huế 107 tỉ đồng và Quảng Trị hơn 51 tỉ đồng.

Các cho rằng Việt Nam là một trong những quốc gia giàu tiềm năng về rừng với hơn 14,7 triệu ha, đạt tỉ lệ che phủ trên 42%. Việc chuyển nhượng tín chỉ carbon của Việt Nam được WB đánh giá rất cao.

2. Gạo ST25 đạt giải gạo ngon nhất thế giới

Trong khuôn khổ Hội nghị Thương mại lúa gạo toàn cầu được tổ chức tại Cebu Philippines do The Rice Trader tổ chức, gạo Ông Cua ST25 đạt giải nhất tại hội thi gạo ngon nhất thế giới năm 2023.

Năm nay có sự tham gia của hơn 10 quốc gia và 30 mẫu gạo được gửi dự thi. Kết quả, gạo ST25 đạt giải nhất, Campuchia đạt giải nhì và Ấn Độ đạt giải ba.

Lần thứ hai loại gạo ST25 đăng quang ngôi vương gạo ngon nhất thế giới.

Đây là lần thứ hai loại gạo ST25 đăng quang ngôi vương gạo ngon nhất thế giới tại hội thi này. Trước đó, năm 2019, gạo ST25 được trao giải gạo ngon nhất thế giới sau khi vượt qua các loại gạo của Thái Lan, Campuchia.

3. Sầu riêng tạo kỳ tích giúp xuất khẩu rau quả lập kỷ lục

Theo Bộ NN&PTNT, hàng rau quả xuất khẩu năm 2023 đã mang về trị giá 5,7 tỉ USD, tăng mạnh nhất trong các ngành hàng nông nghiệp, tăng hơn 69% cao nhất từ trước tới nay.

Trong đó, sản lượng sầu riêng xuất khẩu năm nay trên 1 triệu tấn, tăng 16% so với năm 2022. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu sầu riêng trong năm 2023 đạt mức kỷ lục gần 2,3 tỉ USD, gấp 5 lần năm 2022 và gấp 10 lần năm 2021.

Giá trị xuất khẩu sầu riêng trong năm 2023 đạt mức kỷ lục gần 2,3 tỉ USD, gấp 5 lần năm 2022.

Hiện nay, sầu riêng tươi xuất khẩu đi 24 thị trường; sầu riêng đông lạnh cũng có tới 23 thị trường xuất khẩu, trong đó Trung Quốc là thị trường chủ đạo chiếm đến 90% tổng lượng sầu riêng tươi xuất khẩu. Năm 2024 sẽ hướng đến nhiều thị trường khác để tăng dư địa xuất khẩu.

4. Việt Nam chính thức xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi

Nông nghiệp Việt Nam ghi dấu ấn khi chính thức xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam sang 5 nước, bao gồm Philippines, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Myanmar.

5. Festival ngành hàng lúa gạo đầu tiên tại Việt Nam

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo đầu tiên tại Việt Nam diễn ra từ ngày 11-12 đến 14-12-2023, tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang do Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức với Chủ đề “ Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt” thu hút hàng trăm đoàn khách quốc tế tham dự.

6. Xuất khẩu gạo lập kỷ lục với sản lượng, giá trị cao nhất

Báo cáo năm 2023 của Bộ NN&PTNT, xuất khẩu gạo hơn 8 triệu tấn với kim ngạch đạt gần 4,8 tỉ USD, tăng 17% về lượng và tăng 39% về giá trị so với năm 2022. Đây là mức cao nhất từ năm 1989 (năm Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo) tới nay.

Xuất khẩu gạo đạt giá trị gần 4,8 tỉ USD trong năm qua góp phần tạo nên tăng trưởng cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu cũng liên tục tăng. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tháng 12, giá gạo Việt Nam luôn neo ở mức 663 USD/tấn, là mức giá rất cao trong nhiều năm trở lại đây.

7. Triển khai 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh

Năm 2023, ngành nông nghiệp Việt Nam đã phát động thực hiện đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.

Theo Bộ NN&PTNT, Đề án gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo. Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Gạo thương hiệu Việt Nam được bày bán tại châu Âu.

8. Xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 53 tỉ USD, giá trị toàn ngành tăng trưởng hơn 3,8%, cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, đảm bảo vững chắc lương thực và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Xuất siêu nông nghiệp Việt Nam đạt mức kỷ lục 12 tỉ USD, tăng 44%, chiếm trên 42,5% xuất siêu cả nước.

Một số mặt hàng xuất khẩu tăng cao kỷ lục như: Hàng rau quả đạt 5,7 tỉ USD, tăng 69%; gạo đạt 4,8 tỉ USD, tăng 38%.

Thêm vào đó, có những mặt hàng nông nghiệp Việt Nam đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỉ USD như hạt điều 3,6 tỉ USD, tăng hơn 17%; cà phê 4,18 tỉ USD, tăng 3%...

Báo Pháp luật TP HCM

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Trong bước tiến mới hướng đến du hành không gian bền vững, các nhà khoa học thuộc dự án Moon-Rice đang phát triển giống lúa siêu nhỏ, giàu protein, có khả năng sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực. Đây là nỗ lực hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Italy và ba trường đại học nước này nhằm tạo ra nguồn lương thực tươi giàu dưỡng chất cho các phi hành gia.

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

CÁ TẦM NẶNG HƠN 50KG NGỠ CHỈ LÀ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG NHƯNG LẠI CÓ THẬT Ở MỘT TRANG TRẠI NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH TRÊN ĐỈNH DỀN SÁNG. 6 CON CÁ TẦM, MỖI CON NẶNG HƠN 50KG ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI ĐÂY, NGOÀI RA CÒN VÀI TRĂM CON NẶNG TỪ 10KG TRỞ LÊN. CHỦ TRẠI CÁ LÀ LÃO NÔNG U70 CÓ NIỀM ĐAM MÊ VỚI CÁ NƯỚC LẠNH, ÔNG GỌI CHÚNG LÀ “SƠN NGƯ” KHỔNG LỒ.

Hình ảnh người dân xã Tân Lĩnh đan rọ tôm.

Đan rọ tôm - Nghề của “người miền núi làm việc miền xuôi”

Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

fb yt zl tw