Nhu cầu nhân lực của các thị trường trọng điểm đối với lao động Việt Nam

Hiện nay, nhu cầu nhân lực nước ngoài của Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục gia tăng. Đây là điều kiện thuận lợi cũng như tiền đề để Việt Nam triển khai thực hiện các chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Trong năm 2024, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đặt mục tiêu đưa 125.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó tập trung vào một số thị trường trọng điểm, truyền thống như: Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.

Lao động thi tiếng Hàn để sang Hàn Quốc làm việc

Ông Nguyễn Như Tuấn, Phó Trưởng phòng Thông tin và Tuyên truyền, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: "Trong năm 2024, kế hoạch chúng ta đặt ra là đưa 125.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, vẫn tập trung vào 3 thị trường trọng điểm và truyền thống, đó là: Thị trường Nhật Bản dự kiến đưa 63.000 lao động đi; tiếp theo Đài Loan (Trung Quốc) dự kiến khoảng 48.000 lao động và Hàn Quốc dự kiến là 8.500 lao động đi trong năm 2024. Ngoài ra, chúng ta cũng ưu tiên đưa lao động đi ở một số thị trường tiềm năng trong những ngành nghề an toàn, phù hợp và có thu nhập cao đối với người lao động".

Để đạt mục tiêu đề ra, Bộ Lao động Thương binh và Xã tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; ưu tiên đưa lao động ở vùng khó khăn, đối tượng chính sách xã hội đi làm việc ở các thị trường. Đồng thời, ổn định, duy trì các thị trường hiện có, phát triển, mở rộng thị trường có thu nhập cao, phù hợp với trình độ, kỹ năng của người lao động Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh: "Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không chỉ thuần túy là giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, mà đây là một trong những hướng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước trong tương lai. Mục tiêu lớn nhất là như vậy. Do đó tiếp tục tuyên truyền rõ hơn về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động cũng như của các cơ quan quản lý nhà nước".

Năm 2023, Việt Nam đưa được hơn 159 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 133,3% kế hoạch năm. Đây là số lao động đi làm việc ở nước ngoài cao nhất trong hơn 10 năm qua. Trong đó, một số thị trường trọng điểm và truyền thống tiếp nhận lao động của Việt Nam là: Nhật Bản hơn 80.000 lao động; Đài Loan (Trung Quốc) hơn 58.000 lao động và Hàn Quốc hơn 11.000 lao động.

vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Anh - ASEAN đẩy mạnh hợp tác về y tế

Anh - ASEAN đẩy mạnh hợp tác về y tế

Theo thông tin từ Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Anh đã chính thức khởi động chương trình Hợp tác An ninh y tế ASEAN - Anh (HSP) kéo dài 5 năm, nhằm tăng cường năng lực của ASEAN trong việc phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa đến sức khỏe.

Đồng hành với nhân dân trong sắp xếp chính quyền hai cấp

Đồng hành với nhân dân trong sắp xếp chính quyền hai cấp

Chiến dịch “Thanh niên tình nguyện hè” năm nay diễn ra đúng lúc cả nước khẩn trương triển khai sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp, tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đây là thời cơ và cũng là thách thức lớn đối với tổ chức Đoàn, Hội trong kiện toàn bộ máy, ổn định tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Mùa hè ý nghĩa của trẻ em vùng cao

Mùa hè ý nghĩa của trẻ em vùng cao

Mùa hè của trẻ em thành phố là những chuyến du lịch cùng gia đình, về quê nội, ngoại hay khám phá các khu vui chơi cùng bố mẹ. Nhưng với trẻ em vùng cao, mùa hè là khoảng thời gian để giúp đỡ gia đình. Mùa hè với mỗi đứa trẻ đều có ý nghĩa khác nhau, dù đủ đầy hay vất vả, đều là những kỷ niệm đáng nhớ, đem lại nhiều bài học trong cuộc sống sau này.

fb yt zl tw