Nhiều ý kiến góp ý vào bản thảo tài liệu lịch sử và tài liệu địa lý tỉnh Lào Cai

Ngày 9/1, Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo bản thảo tài liệu lịch sử và tài liệu địa lý tỉnh Lào Cai.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thừa ủy quyền của Thường trực Tỉnh ủy, đồng chí Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và đồng chí Nguyễn Thành Nam, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đồng chủ trì hội thảo.

Dự hội thảo có đại diện các ban tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy, thị ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; thành viên Ban biên soạn, Tổ giúp việc 2 cuốn tài liệu lịch sử, tài liệu địa lý tỉnh Lào Cai.

1-1495-7453.jpg
Quang cảnh hội thảo.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, đồng chí Nguyễn Thành Nam, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nêu rõ: Thực hiện Kế hoạch 200 ngày 18/4/2023 của Tỉnh ủy Lào Cai về biên soạn tài liệu lịch sử tỉnh Lào Cai và địa lý tỉnh Lào Cai, trong thời gian qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban biên soạn triển khai xây dựng và hoàn thiện bản thảo hai cuốn tài liệu lịch sử và tài liệu địa lý tỉnh Lào Cai.

z5054385853792-310a7792d3f38c5192f21fe7d49d0b8d-8696.jpg
Đồng chí Nguyễn Thành Nam, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại hội thảo.

Bản thảo hai cuốn tài liệu đã tuân thủ đầy đủ các mục tiêu, yêu cầu Thường trực Tỉnh ủy đặt ra, bám sát đề cương chi tiết được phê duyệt, được kết cấu như sau:

Bản thảo “Tài liệu lịch sử tỉnh Lào Cai” có dung lượng 271 trang, ngoài phần lời nói đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bản thảo được kết cấu gồm 6 phần: Lào Cai từ khởi nguyên đến khi thành lập tỉnh (1907); Lào Cai từ khi thành lập tỉnh đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1907 - 1930; Đấu tranh cách mạng tiến tới giải phóng Lào Cai (1930 - 1950); Bảo vệ thành quả cách mạng, khôi phục phát triển kinh tế, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1951 - 1975); Lào Cai trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1990); Lào Cai sau 30 năm tái lập, đổi mới và phát triển (1991 - 2021).

Bản thảo "Tài liệu địa lý tỉnh Lào Cai" có dung lượng 168 trang, ngoài lời giới thiệu, bản đồ hành chính, phụ lục, bản thảo được kết cấu gồm 5 phần: Khái lược địa lý hành chính tỉnh Lào Cai; Địa lý tự nhiên; Địa lý xã hội; Tình hình khai thác, sử dụng, phát huy lợi thế so sánh tỉnh Lào Cai trong thời gian qua; Một số định hướng lớn về quy hoạch phát triển tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.

Để hoàn thiện cuốn Tài liệu lịch sử tỉnh Lào Cai và Tài liệu địa lý tỉnh Lào Cai bảo đảm chất lượng, trình Tỉnh ủy phê duyệt, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các đại biểu tham gia hội thảo phát huy tinh thần khoa học, dân chủ, tích cực thảo luận, đề xuất ý kiến góp ý vào dự thảo hai cuốn tài liệu quan trọng của tỉnh.

2-8542-8052.jpg
Đại diện Trường Chính trị tỉnh đóng góp ý kiến bổ sung vào nội dung bản thảo Tài liệu lịch sử tỉnh Lào Cai.
3-7422-9779.jpg
Đại diện Sở tài nguyên và Môi trường đóng góp ý kiến vào bản thảo Tài liệu địa lý tỉnh Lào Cai.
4-5201-5636.jpg
5-7401-9116.jpg
Các đại biểu nêu nhiều ý kiến góp ý vào bản thảo hai cuốn tài liệu lịch sử, địa lý của tỉnh.

Tại hội thảo, đa số đại biểu đánh giá bản thảo hai cuốn tài liệu lịch sử và tài liệu địa lý tỉnh đã thống nhất theo đề cương, có dung lượng lớn, nhiều thông tin, dữ liệu quan trọng, đề cập khá đầy đủ tiến trình lịch sử và đặc điểm địa lý của tỉnh.

Các đại biểu cũng nêu 14 ý kiến góp ý vào bản thảo tài liệu lịch sử và tài liệu địa lý tỉnh, tập trung vào một số vấn đề như: Kết cấu các phần bản thảo; sự chính xác, khách quan, thống nhất của các thông tin, số liệu giữa các phần, các mục; bổ sung, hiệu chỉnh nội dung các phần trong bản thảo; cách trình bày các biểu, bảng số liệu; bổ sung các hình ảnh tư liệu…

6-8128-6143.jpg
Đồng chí Dương Đức Huy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đánh giá cao tinh thần khoa học, trách nhiệm của các đại biểu với nhiều ý kiến đóng góp mang tính xây dựng để làm cơ sở hoàn thiện hai cuốn sách theo kế hoạch.

Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhấn mạnh, hai cuốn tài liệu được ban hành sẽ góp phần đắc lực phục vụ công tác nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử, truyền thống và địa lý tỉnh Lào Cai nói chung và các địa phương trong tỉnh nói riêng; giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh nắm vững, hiểu rõ về lịch sử, địa lý tỉnh Lào Cai, từ đó nâng cao nhận thức chính trị, lòng tự hào về truyền thống dân tộc, quê hương, tiếp tục nỗ lực phấn đấu xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của cả nước.

Do đó, để việc xuất bản hai cuốn tài liệu bảo đảm chất lượng, đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu đề ra, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo Ban biên soạn tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện bản thảo hai cuốn tài liệu theo định hướng chỉ đạo, kết luận hội thảo, trình Tỉnh ủy phê duyệt; hoàn tất các thủ tục xin phép xuất bản và phát hành tài liệu theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Chiến dịch Hồ Chí Minh với đỉnh cao là chiến thắng ngày 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam có phần đóng góp đáng kể của quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Đó là đóng góp to lớn về sức người, sức của với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng" để cùng dân tộc làm nên những trang sử mang tầm thời đại.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Những ngày này, hơn 5.000 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên không chỉ được sống trong những ngày của vinh quang chiến thắng mà còn vui mừng khi được dọn về ở trong những căn nhà mới, những mái ấm đoàn kết từ tình cảm của Nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc. Chung tay cùng cả nước hướng về Điện Biên, đồng bào các dân tộc Lào Cai đã đóng góp hơn 600 triệu đồng giúp đỡ hộ nghèo xây dựng những căn nhà ấm áp nghĩa tình.

fb yt zl tw