Nhiều người ở Bình Dương 'trúng đậm' nhờ măng cụt gây sốt mạng xã hội

Nhiều người bị mất việc, giảm giờ làm đã may mắn có thu nhập khấm khá mỗi ngày nhờ trái măng cụt.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nhiều người ở Bình Dương 'trúng đậm' nhờ măng cụt gây sốt mạng xã hội ảnh 1

Các địa phương ven sông Sài Gòn của TP Thuận An, tỉnh Bình Dương như An Sơn, Hưng Định, Bình Nhâm, Lái Thiêu, cả trăm năm nay được nhắc tới là vùng đất của măng cụt- một loại quả đang hót nhất mạng xã hội hiện nay. Anh Nguyễn Quang Trợ - chủ vườn măng cụt tại ấp Phú Hưng, xã An Sơn, TP Thuận An (Bình Dương) phấn khởi cho biết măng cụt năm nay vừa được mùa lại được giá. Theo tính toán, gia đình anh sẽ thu hoạch được khoảng 8-9 tấn, thu về hơn 400 triệu đồng, so với 2 năm trước tăng khoảng 30%-40%.

Nhiều người ở Bình Dương 'trúng đậm' nhờ măng cụt gây sốt mạng xã hội ảnh 2

Vụ mùa măng cụt kéo dài khoảng 2 tháng, thông thường sẽ từ đầu tháng 5 đến tháng 7, đây cũng là thời điểm dễ kiếm tiền nhất của những lao động tự do, đặc biệt năm nay kinh tế khó khăn, nhiều người làm nghề tự do như sơn nước, phụ hồ hay làm việc trong các xưởng gỗ không có việc làm. Họ chỉ cần chuẩn bị 1 cây sào tự chế để giật cuống của trái măng cụt, khi rớt xuống đất thì có người đi nhặt rồi phân loại sau đó bán ra thị trường

Nhiều người ở Bình Dương 'trúng đậm' nhờ măng cụt gây sốt mạng xã hội ảnh 3

Ông Nguyễn Thành Nam được thuê hái măng cụt chia sẻ, mùa này nghề sơn nước ít việc làm, đi hái măng cụt cũng đủ tiền lo cho vợ con. Hái sớm hết sớm thì nghỉ sớm, thường khoảng 7 giờ hái đến 16 giờ nghỉ, thu nhập khoảng 400.000 đồng/ngày.

Nhiều người ở Bình Dương 'trúng đậm' nhờ măng cụt gây sốt mạng xã hội ảnh 4

Ngoài hái trái chín, thì món "gỏi gà măng cụt" đang hot trend nên nhiều người còn hái ra tiền nhờ công việc gọt măng cụt xanh.

Nhiều người ở Bình Dương 'trúng đậm' nhờ măng cụt gây sốt mạng xã hội ảnh 5

Anh Lê Hoàng- một chủ vựa ở phường An Thạnh, TP Thuận An cho biết so với những năm trước, thì năm nay măng cụt xanh được người dân tiêu thụ gấp 10 lần, có ngày lên tới 120kg măng cụt đã gọt. Măng cụt xanh chủ yếu nhập từ các địa phương khác như Tây Ninh, Bình Phước hay Long Khánh (Đồng Nai)...Không chỉ gọt tại chỗ, anh Hoàng còn khoán theo ký, đem về nhà tự gọt với giá 12.000 đồng/kg măng cụt chưa gọt.

Nhiều người ở Bình Dương 'trúng đậm' nhờ măng cụt gây sốt mạng xã hội ảnh 6

Theo anh Hoàng, trước đây, chỉ có nhà hàng đặt một vài kg măng cụt xanh gọt để làm gỏi gà, còn năm nay người dân đổ xô đi mua cũng rất nhiều. Măng cụt xanh bán khoảng 50.000 đồng/kg, còn gọt sẵn thì 350.000 đồng/kg. Mỗi ngày, một người có thể gọt được khoảng 60- 70kg, tương đương thu nhập từ 500.000 đến 700.000 đồng.

Nhiều người ở Bình Dương 'trúng đậm' nhờ măng cụt gây sốt mạng xã hội ảnh 7
Nhiều người ở Bình Dương 'trúng đậm' nhờ măng cụt gây sốt mạng xã hội ảnh 8

Ông Phạm Văn Hải (57 tuổi, quê Sóc Trăng) cho biết, ông làm nghề tự do, ai thuê gì làm đó, nếu đi phụ hồ thì kiếm được ngày 400.000, nhưng mấy tháng nay ông bị thất nghiệp. Từ đầu tháng 5 đến nay ông đi gọt trái măng cụt, có ngày kiếm được tới 700.000 đồng.

Nhiều người ở Bình Dương 'trúng đậm' nhờ măng cụt gây sốt mạng xã hội ảnh 9

Trong khi ông Hải gọt măng, thì vợ ông là bà Nguyễn Ngọc Giàu lại tỉ mỉ ngồi tách vỏ, vừa làm vừa xả dưới vòi nước để trôi mủ, trái không bị thâm đen, đắng, mềm. Theo bà Giàu, phải cần tới 5-6kg măng xanh mới cho ra được 1kg ruột.

Báo Người Lao Động

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản Lầu mở rộng diện tích trồng dứa trái vụ

Bản Lầu mở rộng diện tích trồng dứa trái vụ

Dứa chính vụ bán với giá 4.000 - 6.000 đồng/kg, còn dứa trái vụ giá từ 10.000 - 12.000 đồng/kg. Để thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm và tăng thu nhập, nông dân xã Bản Lầu (huyện Mường Khương) đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật để mở rộng diện tích canh tác dứa trái vụ.

Trình diễn áp dụng cộng nghệ khí hóa sinh khối trong sơ chế nông sản

Trình diễn áp dụng cộng nghệ khí hóa sinh khối trong sơ chế nông sản

Ngày 2/6, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh phối với Tổ chức Oxfam Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn sáng tạo và Phát triển bền vững (CCS) tổ chức Hội nghị truyền thông, giới thiệu, tham quan điểm trình diễn áp dụng cộng nghệ khí hóa sinh khối liên tục (VCBG) trong sơ chế nông sản.

Thúc đẩy ngành chè phát triển bền vững

Thúc đẩy ngành chè phát triển bền vững

Chè là 1 trong 5 loại cây trồng chủ lực được xác định tại Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cùng với dược liệu, chuối, dứa, quế. Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, các ngành, địa phương đã đẩy mạnh phát triển diện tích trồng và từng bước nâng cao giá trị sản phẩm chè.

Lào Cai tập trung các giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Lào Cai tập trung các giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt hiệu quả, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Văn bản số 2418 về việc tập trung triển khai các giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

Giá gà giảm sâu, người chăn nuôi “lao đao”

Giá gà giảm sâu, người chăn nuôi “lao đao”

Gà là sản phẩm chủ lực trong ngành chăn nuôi của tỉnh, nhưng việc nuôi thiếu dự báo thị trường, chưa có chế biến sâu nên giá sản phẩm bấp bênh. Hiện giá bán gà thương phẩm giảm xuống rất thấp khiến người chăn nuôi thua lỗ.

Nâng cao ý thức của người dân trong phòng, chống bệnh dại

Nâng cao ý thức của người dân trong phòng, chống bệnh dại

Từ đầu năm đến nay, bệnh dại xuất hiện trên đàn chó tại các huyện: Văn Bàn, Mường Khương, Bảo Thắng, Bắc Hà và thành phố Lào Cai, có 9 con chó mắc bệnh đã được tiêu hủy. Trước nguy cơ bùng phát dịch, ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh.

Bảo Yên quản lý chặt việc thu hái và chế biến lá giang

Bảo Yên quản lý chặt việc thu hái và chế biến lá giang

Huyện Bảo Yên đang chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát, đánh giá việc khai thác, chế biến lá giang trên địa bàn để đưa ra các giải pháp quản lý vừa bảo vệ môi trường sinh thái vừa tạo điều kiện cho người dân tận thu nguồn lâm sản ngoài gỗ để cải thiện thu nhập.

fb yt zl tw