Nhiều hoạt động đặc sắc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp nghỉ lễ 2/9

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9, từ ngày 31/8 - 3/9, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, giới thiệu tới công chúng trong và ngoài nước những nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Việt Nam.

Điệu múa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Ảnh tư liệu: Khánh Hòa/TTXVN

Chương trình có sự tham gia của gần 300 nghệ nhân, đồng bào, nghệ sỹ, diễn viên quần chúng. Trong đó có hơn 100 đồng bào của 16 dân tộc đang hoạt động hằng ngày là già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc: Nùng, Tày (Thái Nguyên); Dao (thành phố Hà Nội); Mông (Hà Giang); Mường (Hòa Bình); Lào, Thái, Khơ Mú (Sơn La); Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên - Huế); Ba Na, Gia Rai (Gia Lai); Xơ Đăng (Kon Tum), Raglai (Ninh Thuận), Ê Đê (Đắk Lắk), Khmer (Sóc Trăng).

Bên cạnh đó, chương trình còn có khoảng 70 đồng bào của các dân tộc Thái, Mông, Tày, Nùng đến từ 2 tỉnh Sơn La và Thái Nguyên, cùng gần 100 nghệ nhân, diễn viên quần chúng… của tỉnh Bắc Ninh tham gia các hoạt động.

Với chủ đề “Vui Tết độc lập”, trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc. Cụ thể, hoạt động tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc phía Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Vui Tết độc lập”.

Với trên 50 gian hàng, du khách sẽ được tham gia phiên chợ vùng cao rực rỡ sắc màu trong ngày Tết độc lập; thưởng thức chương trình dân ca dân vũ, khám phá thưởng thức ẩm thực, đặc sản địa phương, văn hóa dân tộc, trò chơi dân gian truyền thống do đồng bào các dân tộc tổ chức và giới thiệu phục vụ du khách.

Bên cạnh việc tham gia chợ phiên vùng cao, du khách còn được tìm hiểu, khám phá, thưởng thức nghệ thuật múa khèn, xem trình diễn và trải nghiệm giã bánh dày của dân tộc Mông, tỉnh Thái Nguyên; thưởng thức các chương trình dân ca, dân vũ mừng đất nước, ca ngợi quê hương đất nước trong ngày Tết độc lập...

Dịp này, Ban quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức tái hiện Lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Nùng, tỉnh Thái Nguyên; tái hiện nghi lễ gội đầu của dân tộc Thái, tỉnh Sơn La...

Trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam còn diễn ra Ngày hội văn hóa địa phương “Không gian văn hóa, du lịch tỉnh Bắc Ninh giữa lòng Hà Nội”, với các hoạt động: Trình diễn trò chơi dân gian “Kéo co làng Hữu Chấp” - Di sản Văn hóa phi vật thể đa quốc gia; trình diễn nghệ thuật múa Rối nước Đồng Ngư; trưng bày, giới thiệu hình ảnh, hiện vật gốc lễ hội rước pháo Đồng Kỵ; giới thiệu Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - Dân ca Quan họ Bắc Ninh với sự tham gia của các nghệ nhân, liền anh, liền chị Câu lạc bộ Quan họ.

Ngoài ra còn có trưng bày, giới thiệu kiến trúc, hình ảnh làng quê quan họ Bắc Ninh; giới thiệu sản phẩm đặc trưng gồm đặc sản, nông sản, ẩm thực truyền thống; trải nghiệm nghề thủ công truyền thống...

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

fb yt zl tw