Nhiều địa phương được tăng lương tối thiểu hơn 21% từ 1/7/2024

Do thực hiện sắp xếp lại địa giới hành chính, người lao động làm việc ở một số địa phương sẽ được hưởng mức tăng lương tối thiểu cao hơn mức bình quân.

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ, từ 1/7/2024 dự kiến mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng bình quân 6%, tương ứng tăng từ 200.000 đồng đến 280.000 đồng/tháng.

Từ 1/7/2024 dự kiến mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng bình quân 6%.
Từ 1/7/2024 dự kiến mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng bình quân 6%.

Cụ thể, vùng I tăng từ 4.680.000 đồng/tháng lên 4.960.000 đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng).

Vùng II tăng từ 4.160.000 đồng/tháng lên 4.410.000 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng).

Vùng III tăng từ 3.640.000 triệu đồng/tháng lên 3.860.000 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng).

Vùng IV tăng từ 3.250.000 triệu đồng/tháng lên 3.450.000 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng).

Về mức lương tối thiểu/giờ, vùng I là 23.800 đồng/giờ, vùng II là 21.200 đồng/giờ, vùng III là 18.600 đồng/giờ, vùng IV là 16.600 đồng/giờ.

Cũng theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mức lương tối thiểu hiện được xác lập theo vùng và gắn với địa giới hành chính cấp huyện. Tuy nhiên, đến nay một số địa bàn áp dụng lương tối thiểu đã không còn phù hợp do có sự thay đổi về địa giới hành chính (đổi tên, thành lập mới, nhập, giải thể) sau khi thực hiện sắp xếp lại theo các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hoặc có sự thay đổi về điều kiện cơ sở hạ tầng, thị trường lao động, chính sách thu hút đầu tư…

Do đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh từ vùng II lên vùng I đối với các địa phương: TP Hải Dương (tỉnh Hải Dương); thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, TP Uông bí, TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh); huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai); TP Tân An, huyện Đức Hòa, huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An).

Với sự điều chỉnh từ vùng II lên vùng I, lương tối thiểu vùng của người lao động ở các địa phương này sẽ tăng từ 4.160.000 đồng/tháng lên 4.960.000 triệu đồng/tháng (tăng thêm 800.000 đồng, tương ứng 19,23%).

Đối với TP Bắc Giang, thị xã Việt Yên, huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang); TP Chí Linh, thị xã Kinh Môn, huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Kim Thành (tỉnh Hải Dương); TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình); TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hóa); huyện Tân Phú, huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai); thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa); TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng); thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An) sẽ được điều chỉnh từ vùng III lên vùng II. Tương ứng mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng từ 3.640.000 đồng/tháng đến 4.410.000 đồng/tháng, tăng 770.000 đồng/tháng, tương ứng 21,15%.

Ngoài ra, các huyện Ninh Giang, Thanh Miện, Thanh Hà (tỉnh Hải Dương); huyện Thái Thụy, Tiền Hải (tỉnh Thái Bình); huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa); huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận) sẽ được điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III. Lương tối thiểu của người lao động sẽ tăng từ 3.250.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng, thêm 610.000 đồng/tháng, tương ứng 18,77%.

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw