Nhiều bệnh nhân trẻ tuổi nhập viện vì đột quỵ

Không còn là căn bệnh của những người lớn tuổi, đột quỵ ngày càng trẻ hóa và đã trở thành mối đe dọa thực sự. Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ tăng trung bình 2% mỗi năm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Điều trị bệnh nhân đột quỵ tại Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai).

Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây, Trung tâm Đột quỵ của bệnh viện liên tục quá tải bởi tiếp nhận người bệnh. Đặc biệt, có đêm tiếp nhận tới 6 ca bệnh, tất cả đều là người trẻ tuổi.

Một trường hợp cụ thể, Trung tâm Đột quỵ tiếp nhận nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện trong tình trạng liệt nửa người và không nói được. Nam thanh niên đang chơi cầu lông với bạn thì đột ngột liệt nửa người và nói khó, được bạn đưa thẳng vào Trung tâm Đột quỵ.

Tại đây, nam thanh niên được chẩn đoán nhồi máu não cấp giờ thứ 1 do tắc động mạch não giữa phải đoạn M1 và được chỉ định dùng thuốc tiêu huyết khối.

Kíp trực điện quang đã sẵn sàng để rút ngắn tối đa thời gian tái thông mạch máu cho ca bệnh này. Sau 30 phút can thiệp, động mạch não giữa phải đã được tái thông hoàn toàn. Nhờ đến viện sớm và được điều trị tái tưới máu tích cực bằng cả 2 phương pháp tiêu huyết khối và can thiệp lấy huyết, sau 30 phút can thiệp, động mạch não giữa phải đã được tái thông hoàn toàn. Bệnh nhân đã nhanh chóng hồi phục gần như hoàn toàn, có thể nói chuyện và đi lại như bình thường.

Không được may mắn như trường hợp nói trên, nữ bệnh nhân (40 tuổi) chuyển từ tuyến dưới lên Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) trong đêm. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không dùng thuốc. Trong ca làm việc ban đêm, bệnh nhân đột ngột đau đầu và hôn mê. Khi đưa vào bệnh viện tuyến dưới, huyết áp của bệnh nhân lên tới 240/200 mmHg.

Bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy và chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai. Nữ bệnh nhân được chẩn đoán chảy máu đồi thị phải - cuống não với thể tích máu tụ 60ml và có tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong.

Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam. Trong số người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật ở mức cao. Đáng báo động hơn, trong những năm gần đây, nhiều trường hợp đột quỵ khi tuổi đời còn rất trẻ đã không còn là hãn hữu.

Theo báo cáo từ Hội Đột quỵ thế giới, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ 15-49 tuổi. Về con số tử vong, mỗi năm có tới 6,5 triệu ca với hơn 6% trong số đó là người người trẻ. Đáng báo động hơn, tỷ lệ tử vong do đột quỵ được dự đoán sẽ tăng 50%, từ 6,6 ca năm 2020 lên 9,7 triệu ca đến năm 2050.

Trong khi đó, tại nước ta, số liệu từ Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) chỉ ra rằng, độ tuổi đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Cụ thể, tỷ lệ người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 1/3 tổng số các trường hợp đột quỵ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

PGS.TS Nguyễn Văn Chi - nguyên Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP Hà Nội đánh giá, đột quỵ ngày càng gia tăng và trẻ hóa tại Việt Nam.

“Kết quả nghiên cứu trước đó tại 10 trung tâm đột quỵ trên toàn quốc với gần 2.500 bệnh nhân cho thấy, người trẻ chiếm 7,6% số ca mắc đột quỵ và bệnh có xu hướng tăng ở những người trẻ. Nhiều cơ sở y tế trên cả nước tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ còn rất trẻ”– ông Chi thông tin.

Với những ca đột quỵ trẻ thời gian gần đây, PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) nhấn mạnh, người trẻ cần cẩn trọng với nguy cơ đột quỵ, một bệnh lý trước đây thường gặp ở người cao tuổi. Đặc biệt, những bệnh nhân có bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, tiểu đường... cần quản lý tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Để phòng tránh nguy cơ đột quỵ, PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo, người trẻ nên thường xuyên tập luyện, vận động, kiểm soát cân nặng, từ bỏ thói quen hút thuốc, ăn uống không lành mạnh. Tầm soát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như các bệnh lý tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường… Đặc biệt, khi có một trong các biểu hiện của đột quỵ như giảm thị lực, yếu tay chân, nói ngọng/nói khó, đau đầu, chóng mặt... cần đưa người bệnh đến ngay các đơn vị điều trị đột quỵ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Báo Đại đoàn kết

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy tiêm chủng vaccine để phòng bệnh cho trẻ em

Thúc đẩy tiêm chủng vaccine để phòng bệnh cho trẻ em

Vaccine là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại. Trong vòng 50 năm qua, vaccine đã cứu sống gần 154 triệu người trên toàn cầu. Hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng thế giới (từ ngày 24-30/4), Bộ Y tế kêu gọi các bộ, ngành, địa phương và người dân “chung tay tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh”.

Xử phạt một cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại thị xã Sa Pa

Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1: Xử phạt một cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại thị xã Sa Pa

Thực hiện Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 5/4/2024 của UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1 của tỉnh triển khai kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn các huyện Mường Khương, Bảo Yên và thị xã Sa Pa.

Triển khai mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh

Triển khai mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh

Một trong những mô hình ứng dụng hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ được triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai là mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động sử dụng căn cước công dân gắn chip. Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai là đơn vị y tế đầu tiên của tỉnh lắp đặt và sử dụng thiết bị này.

Hơn 400 suất cháo dành tặng người bệnh

Hơn 400 suất cháo dành tặng người bệnh

Ngày 22/4, Tổ công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã kết nối với Chi hội Happy Women Leader Network Lào Cai, Nhà hàng Hồng Long phối hợp tổ chức chương trình từ thiện dành cho người bệnh.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

fb yt zl tw