Nhiều bác sĩ chi từ 200 đến 300 triệu để mua chứng chỉ hành nghề y giả

Để có được chứng chỉ hành nghề y, nhiều bác sĩ thừa nhận đã chi số tiền từ 200 đến 300 triệu đồng.

Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, nơi cấp giấy xác nhận thời gian thực hành trái pháp luật cho các bác sĩ.
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, nơi cấp giấy xác nhận thời gian thực hành trái pháp luật cho các bác sĩ.

Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk vừa khởi tố vụ án, khởi tố 6 bị can gồm: Lê Thị Ánh Hồng (SN 1976, trú tại TP Hồ Chí Minh) về tội “Môi giới hối lộ”, Phan Văn Ánh (SN 1989, cựu cán bộ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH Công an huyện Buôn Đôn) về tội “Nhận hối lộ”.

Ngoài ra, 4 bác sĩ bị khởi tố về tội “Đưa hối lộ” gồm: Lê Anh Tài (SN 1978, trú tại Thừa Thiên - Huế), Hứa Chí Cường (SN 1981, trú tại TP Hồ Chí Minh), Huỳnh Văn Bình (SN 1970, trú tại tỉnh Bình Thuận) và Huỳnh Thành Giàu (SN 1976, trú tại tỉnh Đồng Tháp).

Vào năm 2018, Lê Thị Ánh Hồng làm việc tại Phòng khám Dr. Trung (đóng tại TP Buôn Ma Thuột) do ông Bùi Bình Trung (chồng của Hồng, hiện đã ly hôn) làm giám đốc. Thời gian này, Lê Thị Ánh Hồng có nói với một người tên Như Ý rằng, nếu ai có nhu cầu làm chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh thì giới thiệu để hưởng tiền hoa hồng.

Sau đó, Như Ý đăng thông tin lên mạng xã hội Facebook với nội dung “Hỗ trợ cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh”. Thấy thông tin đăng tải và giới thiệu của người quen, Huỳnh Thành Giàu, Huỳnh Văn Bình, Hứa Chí Cường và Lê Anh Tài liên hệ với Như Ý và được Như Ý cho số điện thoại của Lê Thị Ánh Hồng để nhờ làm chứng chỉ hành nghề.

Khoảng tháng 2/2018, Lê Thị Ánh Hồng liên hệ với Phan Văn Ánh nhờ làm thủ tục nhập hộ khẩu cho 4 trường hợp này vào huyện Buôn Đôn. Sau đó, Lê Thị Ánh Hồng nhờ người liên hệ Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên làm giấy xác nhận thực hành cho các bác sĩ nói trên. Trên cơ sở kiểm tra hồ sơ Lê Thị Ánh Hồng nộp, năm 2019, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã cấp chứng chỉ hành nghề cho 4 bác sĩ này.

Theo tài liệu phóng viên có được, vào tháng 7/2018, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên và Phòng khám bác sĩ Dr. Trung (ông Trung lúc đó là Giám đốc Trung tâm pháp y tỉnh Đắk Lắk) ký hợp đồng, đóng tiền học phí cho 7 bác sĩ “học nâng cao trình độ chuyên môn” thời gian 12 tháng. Tuy nhiên, sau đó chỉ có 4 bác sĩ nói trên nộp hồ sơ. Trong số 4 bác sĩ này, có người chưa từng tham gia thực hành tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, nhưng bệnh viện này vẫn cấp giấy xác nhận thời gian thực hành cho cả 4 bác sĩ.

Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cấp chứng chỉ hành nghề y Phẫu thuật Thẩm mỹ trái quy định cho cả 4 bác sĩ trong vụ án.
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cấp chứng chỉ hành nghề y Phẫu thuật Thẩm mỹ trái quy định cho cả 4 bác sĩ trong vụ án.

Có được giấy xác nhận, những người này nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề y và được Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk chấp thuận. Không chỉ có vậy, tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, mặc dù bệnh viện không có Khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ nhưng để cấp giấy xác nhận, bệnh viện đã ký giấy xác nhận thực hành cho số bác sĩ này đã thực hành tại Khoa Chấn thương chỉnh hình. Thế nhưng, không hiểu sao Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk lại cấp chứng chỉ hành nghề y Phẫu thuật Thẩm mỹ cho cả 4 bác sĩ (!?). Làm việc với cơ quan chức năng vào thời điểm 2019, các bác sĩ này đã khai nhận, mỗi người đã phải chi số tiền từ 220 triệu đồng đến 300 triệu đồng để “chạy” chứng chỉ hành nghề y.

Mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra còn phát hiện có 18 trường hợp là y, bác sĩ được Lê Thị Ánh Hồng nhờ người làm thủ tục nhập hộ khẩu không đúng quy định vào một số hộ dân ở huyện Buôn Đôn. Những trường hợp này đều có tên tuổi cụ thể, sinh sống ở nhiều tỉnh, thành khác nhau.

Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, vụ việc này được Sở phát hiện từ năm 2019, thời điểm đó phát hiện 4 bác sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề y trái quy định. Sau khi phát hiện, Sở đã tổ chức thu hồi các chứng chỉ đã cấp và chấn chỉnh công tác xác nhận thời gian thực hành cũng như cấp chứng chỉ hành nghề trong toàn đơn vị. Đối với 18 trường hợp Cơ quan CSĐT mới đề nghị, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đang khẩn trương rà soát để phản hồi Công an tỉnh Đắk Lắk.

Theo cand.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khám phá hệ thống camera AI tự động phát hiện vi phạm giao thông, hành vi gây rối và đối tượng truy nã

Khám phá hệ thống camera AI tự động phát hiện vi phạm giao thông, hành vi gây rối và đối tượng truy nã

Hệ thống "mắt thần" tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI của Trung tâm thông tin chỉ huy Cục CSGT có thể nhận diện được khoảng 20 hành vi vi phạm giao thông, có thể vẽ lại hành trình của một chiếc xe tình nghi gây tai nạn một cách nhanh chóng. Đặc biệt, hệ thống này nhận diện và cảnh báo cả các hành vi gây rối, khuôn mặt đối tượng truy nã. 

Kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng

Kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng

Một người đàn ông ở Ninh Bình đã suýt chuyển 520 triệu đồng cho đối tượng lừa đảo qua điện thoại với kịch bản giả danh “cán bộ Cục An ninh mạng” yêu cầu nộp tiền khắc phục hậu quả. Nhờ sự cảnh giác của con gái và sự vào cuộc kịp thời của Công an xã Gia Viễn, vụ lừa đảo đã được ngăn chặn, bảo vệ an toàn tài sản cho người dân.

Giữ vững bình yên từ cơ sở

Giữ vững bình yên từ cơ sở

Ngay sau khi hoàn tất việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy hành chính cấp xã theo chủ trương của Trung ương và chỉ đạo của tỉnh, lực lượng Công an các xã, phường toàn tỉnh đã khẩn trương ổn định tổ chức, không để xảy ra khoảng trống trong công tác quản lý địa bàn, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự.

fb yt zl tw