Nhật Bản dự kiến bắt buộc sàng lọc lao đối với công dân một số nước trước khi nhập cảnh lưu trú dài hạn

Theo hãng tin Kyodo, ngày 16/11, Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Keizo Takemi cho biết chính phủ nước này dự kiến từ tài khóa 2024 sẽ áp dụng quy định bắt buộc sàng lọc lao trước khi nhập cảnh đối với công dân một số nước có ý định lưu trú lâu dài tại Nhật Bản.

Hành khách đi qua cửa kiểm dịch tại sân bay Narita, Nhật Bản.

Kyodo dẫn một nguồn thạo tin cho biết quy định trên sẽ nhằm vào các nước Trung Quốc, Indonesia, Myanmar, Nepal, Philippines và Việt Nam. Theo đó, yêu cầu sàng lọc lao sẽ áp dụng đối với công dân những nước này có ý định lưu trú tại Nhật Bản trên 3 tháng với mục đích như học tập hay làm việc. Trước khi nhập cảnh, các đối tượng này phải xuất trình chứng nhận không bị nhiễm lao, nếu không sẽ bị từ chối nhập cảnh.

Phát biểu tại cuộc họp của một ủy ban trong Thượng viện Nhật Bản, Bộ trưởng Takemi thông báo bộ này đang tiến hành những thủ tục cuối cùng để khởi động hệ thống trên vào tài khóa tiếp theo, bắt đầu vào tháng 4/2024.

Trước đó, Chính phủ Nhật Bản đã cân nhắc triển khai hệ thống sàng lọc lao bắt buộc từ thời điểm diễn ra Olympic và Paralympic Tokyo 2020, song đã hoãn kế hoạch này do đại dịch COVID-19.

Bệnh lao vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tổng cộng 1,3 triệu người trên toàn cầu đã tử vong do bệnh lao năm 2022 dù lao là căn bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được. Đây là bệnh truyền nhiễm gây tử vong nhiều thứ hai sau COVID-19.

Tại Nhật Bản, tỷ lệ mắc bệnh lao đã giảm xuống 9,2/100.000 dân vào năm 2021. Đây là lần đầu tiên tỷ lệ này giảm xuống dưới 10 tại Nhật Bản, theo đó đưa quốc gia châu Á này vào danh sách của WHO về các nước có tỷ lệ mắc bệnh thấp. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, tỷ lệ mắc bệnh lao tại Nhật Bản giảm xuống 8,2 vào năm 2022.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw