Nhật Bản cam kết hỗ trợ tài chính để giúp các nước ASEAN khử carbon

Nhật Bản cam kết hỗ trợ tài chính để giúp các nước ASEAN khử carbon ảnh 1
(Ảnh: Business Recorder)

Nhật Bản cam kết hỗ trợ tài chính và công nghệ để giúp các nước ASEAN đẩy nhanh nỗ lực khử carbon, hỗ trợ nền kinh tế và chống biến đổi khí hậu.

Nhật Bản nghèo năng lượng và hy vọng trở thành nền kinh tế hydro hàng đầu thế giới nhằm giảm sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm truyền thống như than đá và dầu mỏ.

Với tư cách là Chủ tịch của Nhóm G7 năm nay, Nhật Bản sẽ tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng về khí hậu, năng lượng và môi trường tại Sapporo (miền Bắc Nhật Bản) vào ngày 15 - 16/4, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima từ ngày 19 - 21/5, qua đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng thực tế.

"Nhật Bản sẽ đi đầu trong việc cung cấp hỗ trợ về tài chính, công nghệ và nguồn lực cá nhân để giúp quá trình khử carbon của châu Á" - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura phát biểu tại cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên của Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC).

AZEC do Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đề xuất vào năm 2022 với mục đích chia sẻ triết lý thúc đẩy quá trình giảm phát thải carbon ở các quốc gia châu Á và hợp tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng.

Nhật Bản cam kết hỗ trợ tài chính để giúp các nước ASEAN khử carbon ảnh 2
Khu công nghiệp Keihin ở Kawasaki, Nhật Bản.

Tại cuộc họp với sự tham dự của một số thành viên ASEAN và Australia, ông Nishimura cho biết, việc thúc đẩy hợp tác sẽ bao gồm năng lượng tái tạo, khí đốt tự nhiên, hydro và amoniac cùng các lĩnh vực khác.

Trong một tuyên bố chung, AZEC đã kêu gọi nhóm đầu tư "hỗ trợ tài chính" vào cơ sở hạ tầng khử carbon và tạo ra chuỗi cung ứng năng lượng sạch.

Tuyên bố và ông Nishimura đều không đưa ra con số cụ thể về số tiền hỗ trợ tiềm năng.

"Khi nhiều quốc gia bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ Nhật Bản, chúng tôi muốn có sự lãnh đạo mạnh mẽ trong việc hỗ trợ họ về công nghệ, tài chính, bao gồm đầu tư từ khu vực tư nhân và phát triển nguồn nhân lực", ông Nishimura nói trong một cuộc họp ngắn.

Ông cho biết thêm, các thành viên AZEC, gồm Australia, Brunei, Campuchia, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, có thể xem xét lập một kế hoạch tổng thể về hydro và amoniac ở châu Á như một bước tiếp theo.

Nhật Bản sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào khí đốt, khí đốt tự nhiên hóa lỏng cũng như hydro và amoniac trong nhiệm kỳ Chủ tịch G7 năm nay, nhưng sẽ duy trì môi trường sạch để đáp ứng mục tiêu trung hòa carbon năm 2050, một nguồn tin cho biết trong tuần này.

VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Thái Lan vừa tổ chức Tết cổ truyền Songkran hết sức thành công sau khi nước này được UNESCO công bố quyết định công nhận Songkran là di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 6/12/2023. Trước Songkran, nghệ thuật biểu diễn Khon, massage Thái và múa Nora đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Đạt thành tựu tích cực về phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường vị thế trên trường quốc tế, song Ấn Độ vẫn đối mặt nhiều thách thức. Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Ấn Độ được đánh giá có vai trò định hướng sự phát triển của quốc gia đông dân nhất thế giới, ít nhất trong 5 năm tới.

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Những hy sinh to lớn làm nên chiến thắng quyết định ở Điện Biên Phủ năm 1954 là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo, xuất phát trực tiếp từ những phẩm chất cá nhân và trí tuệ xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được vận dụng và phát triển trong tập thể Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo nên con đường bền vững đi đến tự do, duy trì và nâng cao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

fb yt zl tw