Nhạc sỹ Dương Thụ kể về hành trình cùng vợ: "Em dám lái, anh dám ngồi"

Cùng vợ lái xe rong ruổi khắp thế giới, nhạc sỹ hóm hỉnh cho rằng đó là hành trình "em dám lái, anh dám ngồi" để cả hai cùng trưởng thành và hiểu hơn về nhau.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
vnp_thuypham.jpg
Sách dày hơn 200 trang do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành.

Hành trình xuyên Việt dài 1.735 km của vợ chồng nhạc sỹ Dương Thụ-nhà báo Thủy Phạm vào năm 2001 đã thay đổi cuộc đời họ mãi mãi.

Câu chuyện về hành trình chinh phục những cung đường tuyệt đẹp của Việt Nam và thế giới đã được nhạc sỹ Dương Thụ kể lại trong buổi ra mắt sách “Mở rộng bán kính đời mình” của nhà báo Thủy Phạm vào ngày 20/4 tại Hà Nội.

Điều thú vị là nhạc sỹ Dương Thụ luôn ngồi ghế phụ, để vợ cầm lái. Nhạc sỹ hóm hỉnh cho rằng đó là hành trình "em dám lái, anh dám ngồi" để cả hai cùng trưởng thành và hiểu hơn về nhau.

Chiếc ôtô đầu tiên "tìm đến" Thủy Phạm vào năm 2000, khi chị đang là phóng viên Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam). Đặc thù công việc khiến chị thường xuyên phải đi dự sự kiện vào buổi tối muộn. Không yên tâm để vợ tự đi về, nhạc sỹ Dương Thụ phải làm “xe ôm” bất đắc dĩ. Vậy là ông mua một chiếc ô tô, "bắt" vợ tự lái cho an toàn.

Chỉ một năm sau, hai vợ chồng họ đã lên đường đi xuyên Việt. Chuyến đi đầu tiên đã khiến nhạc sỹ Dương Thụ ngạc nhiên về người bạn đời của mình và chính bản thân Thủy Phạm cũng có những khám phá mới mẻ về mình.

“Thủy biến thành một người khác hoàn toàn khi ngồi sau vôlăng. Bình thường, cô ấy hay lo xa, thậm chí là lo sợ về mọi thứ. Nhưng khi làm chủ tay lái, cô ấy say sưa, phấn khích, nói nhiều và có bản lĩnh khám phá. Tay lái của cô ấy giống như cây đàn và âm nhạc đối với tôi vậy,” nhạc sỹ chia sẻ.

Kể từ chuyến đi đó, họ cùng nhau rong ruổi trên hành trình xuyên Việt, một số nước Đông Nam Á (như Lào, Thái, Malaysia, Singapore, Philippines, Indonesia), một số nước châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan, Thụy Sỹ, Ba Lan, Czech...).

Nhạc sỹ cho rằng thông qua cuốn sách “Mở rộng bán kính đời mình,” nhà báo Thủy Phạm đã viết đúng những gì mình sống và sống như những gì mình viết.

“Đây không phải một cuốn du ký miêu tả phong cảnh, đây là câu chuyện về một con người trưởng thành như thế nào sau mỗi chuyến đi. Thủy hay bất mãn cho rằng mình chẳng làm được gì cho đời. Tôi thấy còn bất mãn là còn mưu cầu những đích đến mới, hướng đến những điều mới mẻ hơn. Được sống như vậy là hạnh phúc,” nhạc sỹ Dương Thụ bày tỏ.

Về phần mình, Thủy Phạm cho hay chị đã đi được xa hơn rất nhiều khoảng cách lập trình của sức khỏe, thời gian và tiền bạc. Điều đó khiến chính bản thân chị kinh ngạc.

"Tôi gọi đây là hành trình 'mở rộng bán kính đời mình'. Trên hành trình ấy, tôi ghi chép, lượm lặt những chuyện vui, những trải nghiệm thực tế, những cung đường đáng nhớ, những bài học của người lái xe văn minh và nhất là kinh nghiệm để an toàn trong các tình huống," Thủy Phạm chia sẻ về nội dung sách.

Đánh giá về cuốn sách, nhà báo-nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm cho rằng tác giả đã mô tả sinh động và thú vị về những cung đường mà chị đã đi qua. Cuốn sách bao gồm những quan sát và nhận xét sắc bén lẫn tinh thần tự do phóng túng của một người tự tin vào tay lái của mình.

Anh tin rằng cuốn sách sẽ truyền cảm hứng để ngày càng nhiều phụ nữ tự tin cầm lái để thỏa mãn đam mê “xê dịch” hay đơn giản là “mở rộng bán kính đời mình” như Thủy Phạm đã chia sẻ là "những ngày được sống với nhiều đời sống khác, để thấy mình rộng mở hơn và cũng bé nhỏ hơn trong thế giới bao la nhưng cũng gần gũi này”.

Nhà báo Thủy Phạm sinh năm 1971, nguyên là Phó Tổng biên tập báo Thể thao và Văn hóa. Đam mê ngồi sau vôlăng khiến chị từ một cây bút văn hóa, giải trí có tiếng chuyển sang mảng thể thao và ôtô, trở thành nhà báo nữ hiếm hoi ở lĩnh vực này.

Kinh nghiệm và bản lĩnh giúp Thủy Phạm trở thành cái tên được các hãng xe lớn ở Việt Nam tin tưởng gửi gắm chạy thử mỗi khi có dòng xe mới. Chị cũng là người sáng lập và nhiều năm điều hành Câu lạc bộ Phụ nữ và xe hơi, Câu lạc bộ Ladycarcar.

Cuốn sách "Mở rộng bán kính đời mình" dày 222 trang, chia thành 3 phần. Phần 1 là những tâm sự sau vôlăng. Phần 2 là những trải nghiệm trong các chuyến đi tự lái khắp nẻo đường châu Âu. Phần 3 là phần luận bàn của tác giả về chuyện lái xe an toàn, văn minh.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nghệ nhân của bản Hà Nhì

Nghệ nhân của bản Hà Nhì

Nguyên là Chủ tịch UBND, Bí thư Đảng ủy xã Y Tý, 13 năm qua kể từ khi về nghỉ hưu, ông Ly Giờ Lúy vẫn giữ nghề truyền thống của người Hà Nhì là đan mâm mây và làm đàn Hó tơ như một cách giáo dục con cháu trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Khai mạc Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc

Khai mạc Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc

Diễn ra từ ngày 20/5 đến hết ngày 1/6, Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc năm 2023 thu hút sự tham gia của 33 đơn vị nghệ thuật với hơn 100 trích đoạn tiêu biểu, đặc sắc của các loại hình nghệ thuật thuộc thể loại sân khấu như: tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch, kịch nói, xiếc...

Đừng "đồng phục" di sản

Đừng "đồng phục" di sản

Bảo tồn di sản không phải là 'bọc' di sản trong tấm áo đồng phục, nhưng bảo tồn cũng không thể tùy tiện 'vẽ bướm thêm hoa' cho di sản…

Thưởng thức rau đá vùng cao

Thưởng thức rau đá vùng cao

Bắc Hà không chỉ được biết đến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, sắc màu văn hóa phong phú, mà còn được nhiều du khách nhớ đến bởi những món ăn ngon, đậm đà bản sắc núi rừng Tây Bắc. Trong số đó, món rau đá là món ăn khiến nhiều thực khách ấn tượng ngay từ lần đầu thưởng thức.

Tôn vinh các giá trị của bảo tàng

Tôn vinh các giá trị của bảo tàng

Được tổ chức từ năm 1978, Ngày Quốc tế bảo tàng 18/5 được Hội đồng Bảo tàng quốc tế (ICOM) phát động hằng năm, với chủ đề cụ thể để các bảo tàng trên thế giới cùng nhau hành động, không ngừng đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả trên phương châm: "Bảo tàng là phương tiện quan trọng của giao lưu văn hóa, làm giàu nền văn hóa và phát triển hợp tác lẫn nhau, hiểu biết và hòa bình giữa các dân tộc, nâng cao nhận thức của công chúng về vai trò của bảo tàng trong sự phát triển của xã hội".

Nhà sàn Bác Hồ - biểu tượng phong cách Hồ Chí Minh

Nhà sàn Bác Hồ - biểu tượng phong cách Hồ Chí Minh

 Suốt 65 năm qua, ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị nằm bên cạnh hồ nước trong xanh, giữa một vườn cây xanh mát đã trở thành hình ảnh thân thuộc, là biểu trưng cho giá trị đạo đức, tư tưởng và phong cách sống vô cùng giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là khẳng định tại Tọa đàm “Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Phủ Chủ tịch” vừa diễn ra tại Hà Nội.

Độc đáo điệu dân vũ của người Bố Y “đất thép”

Độc đáo điệu dân vũ của người Bố Y “đất thép”

Như mạch nguồn chảy mãi, người Bố Y ở vùng “đất thép” Mường Khương vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống từ trang phục, thói quen sinh hoạt đến các điệu dân ca, dân vũ. Một ngày đến với bản nhỏ Lao Hầu ở xã Thanh Bình, được hòa mình vào những điệu dân vũ là một ngày được “sống” trong những giá trị văn hóa bao đời.

fb yt zl tw