Nhạc sĩ Phạm Tuyên và ca khúc "Đảng đã cho ta cả một mùa xuân"

Nhạc sĩ Phạm Tuyên kể: “Tôi sáng tác ca khúc này khi đang học trên Việt Bắc. Khi đó nhà thơ Lê Đạt, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng có mang lên một số tài liệu tiếng Pháp. Tôi đọc, trong đó có câu rất cảm động: “Chủ nghĩa cộng sản là mùa xuân của nhân loại”.

“Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng

Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi”

Theo bạn Đặng Văn Toán, thính giả ở Đông Giang, Đông Hưng, Thái Bình, trong lá thư tham gia mục “Bạn yêu nhạc bình nhạc” tháng 2/2000 của chương trình ca nhạc theo yêu cầu thính giả, bạn đã viết: “Ngay những ca từ mở đầu của bài hát đã được tác giả chọn lọc rất kỹ lưỡng. Đúng như vậy, nói đến mùa xuân chúng ta thường nghĩ đến hoa, đến mưa bụi hay cái cảm giác lâng lâng khi đất trời giao thoa. Nhưng ở đây mùa xuân mà Đảng mang lại cho ta, là “Một mùa xuân đầy ước vọng/Một mùa xuân tươi” và một không khí mùa xuân tràn đầy “ánh sáng khắp nơi nơi”. Lòng ta hân hoan trong niềm sướng vui vô hạn. Ta say sưa tắm mình trong mùa xuân mới mà Đảng đã dành cho ta… Song không vì thế mà ta quên đi quá khứ đau buồn của dân tộc mình.

Giai điệu ca khúc tới đây cũng như chững lại:

"Bao năm khổ đau đất nước ta không mùa xuân

Cuộc đời tăm tối chốn lao từ bao hờn căm".

Lời ca như nghẹn ngào trong buồn tủi để rồi vút cao khi vầng thái dương của Đảng xóa tan đêm đen u tối. Hình ảnh “Bóng tối lui dần” nhường chỗ cho “Tiếng chim vui hót vang” là những hình ảnh hết sức gợi cảm và giàu chất nhân văn. Cứ thế giai điệu và ca từ của bài hát như một dòng chảy không ngừng, đưa đến cho ta một niềm tin tưởng tuyệt đối: “Tiến lên theo cờ Đảng là thấy tương lai sáng tươi!”. Đảng đã cho mùa xuân, Đảng cũng sẽ mãi mãi là mùa xuân của đời ta.

Năm 2000, năm chuyển giao thế kỷ, chương trình Ca nhạc theo yêu cầu thính giả đã chọn ca khúc “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân” để các bạn thính giả viết lời bình. Từ Phù Yên, Sơn La trong lá thư viết ngày 15/02/2000 bạn Đinh Thanh Nho giáo viên trường tiểu học Suối Tọ đã viết: “Tôi rất thích bài: Đảng đã cho ta một mùa xuân bài hát tràn đầy bao ước vọng, chứa chan tình người. Bài ca chiếm được cảm tình của mọi tầng lớp, mang dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng, thúc đẩy mọi người hăng hái phấn đấu đi lên, nghe theo tiếng gọi của Đảng, bài hát kết thúc nhưng âm hưởng giai điệu và lời ca hùng tráng vẫn vang mãi bên ta: “Và rồi từ đây ánh dương soi đời mới/Tiến theo cờ Đảng là thấy tương lai sáng tươi”.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh ngày 12/1/1930 tại Hà Nội. Quê ông ở huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác âm nhạc từ khá sớm. Sau hòa bình lập lại, vào những năm 60 của thế kỷ 20 là thời kỳ nở rộ trong sự nghiệp sáng tác của ông. Nhạc sĩ Phạm Tuyên viết đều tay, nhanh nhạy, kịp thời nhưng không phải vì vậy mà đơn giản, sơ lược. Ông đi vào nhiều đề tài khác nhau của cuộc sống và tìm tòi cách thể hiện làm sao cho người nghe dễ dàng tiếp cận các tác phẩm của mình nhất.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác ở nhiều mảng đề tài khác nhau và ở mảng đề tài nào ông cũng có những tác phẩm được người nghe yêu mến.

Ở mảng đề tài viết về Đảng ta có thể điểm nhanh tên những ca khúc nhạc sĩ viết thành công như: “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” (thơ: Aragong), “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân”, “Màu cờ tôi yêu” (thơ: Diệp Minh Tuyền).

Về ca khúc “Đảng cho ta cả một mùa xuân”, nhạc sĩ Phạm Tuyên từng kể: “Tôi sáng tác ca khúc này khi đang học trên Việt Bắc. Khi đó nhà thơ Lê Đạt, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng có mang lên một số tài liệu tiếng Pháp. Tôi đọc, trong đó có câu rất cảm động: “Chủ nghĩa cộng sản là mùa xuân của nhân loại”. Lời thơ ấy cộng với số phận của con người quả cảm đã chạm vào trái tim tôi. Và tôi đã sáng tác “Đảng đã cho ta một mùa xuân” vào đúng dịp Ngày thành lập Đảng 3/2. Lúc đó, với suy nghĩ của một thanh niên, tôi nhủ rằng, nên viết một ca khúc về Đảng gắn với mùa xuân mới, bởi lẽ có Đảng mới có một mùa xuân hoà bình, ấm áp như hôm nay.

Khi sáng tác, tôi muốn thể hiện ca khúc bằng một nhịp điệu trẻ trung và lãng mạn, theo nhịp 3/4, với tiết tấu có phần bay bổng: “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng/Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi/Đảng đã đem về tuổi xuân cho nước non/Vang tiếng hát ca chứa chan niềm yêu đời/Bao năm khổ đau đất nước ta không mùa xuân/Cuộc đời tăm tối chốn lao tù bao hờn căm/Vầng dương hé sáng khi khắp nơi ta có Đảng/Bóng tối lui dần, tiếng chim vui hót vang/Và rồi từ đây ánh dương soi đời mới/Tiến theo cờ Đảng là thấy tương lai sáng tươi”.

Tôi hoàn thành ca khúc này chỉ vài ngày, ngay khi viết xong, tôi đưa ca khúc cho Tốp nữ đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam thể hiện... kịp thu thanh. Khi ca khúc được phát chính thức trên Đài Tiếng nói Việt Nam vào đúng dịp Tết Canh Tý năm 1960 rất nhiều người nói rằng, “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân” có nhịp điệu rất tươi trẻ, như là lời chúc Tết vậy”.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

fbytzltw