Nhà ở công vụ cần cơ chế thực thi

Việc đưa nội dung về nhà ở công vụ vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) là một bước đi thể hiện rõ nét tính nhân văn và trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho đội ngũ công vụ.

Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh sắp tới việc sáp nhập các đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh sẽ khiến nhiều cán bộ, công chức buộc phải công tác xa nhà hàng chục, thậm chí hàng trăm ki-lô-mét.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tại khoản 3 Điều 10 dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), quyền được bố trí, thuê nhà ở công vụ của cán bộ, công chức đã được quy định: “Cán bộ, công chức được bố trí, thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật và của cấp có thẩm quyền”. Đánh giá đây là chính sách nhân văn được dư luận rất quan tâm, đại biểu Đặng Bích Ngọc (đoàn Hòa Bình) nêu thực tế, hiện nay, việc cán bộ, công chức được bố trí, cho thuê nhà ở công vụ vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, đại biểu đề nghị cần cụ thể hóa trong luật việc sắp xếp, bố trí đối tượng ưu tiên, cũng như các điều kiện cần thiết để địa phương có cơ sở tổ chức thực hiện hiệu quả. “Tới đây, khi thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh, đội ngũ cán bộ, công chức khi nhận công tác tại địa phương mới sẽ gặp rất nhiều khó khăn về chỗ ở. Mặc dù luật đã ghi rõ quyền có nhà công vụ, nhưng nếu thiếu nguồn lực và hướng dẫn triển khai cụ thể thì sẽ rất khó thực hiện”-đại biểu Đặng Bích Ngọc bày tỏ.

Thực tế trong nhiều năm qua cho thấy, mặc dù có nhiều quy định về nhà công vụ song việc triển khai vẫn còn lúng túng và thiếu đồng bộ. Nhiều nơi thiếu quỹ nhà công vụ hoặc nhà xuống cấp nghiêm trọng; có nơi công tác quản lý lỏng lẻo dẫn đến tình trạng biến tướng: Nhà công vụ trở thành nơi ở lâu dài cho cán bộ đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác, gây lãng phí và bất bình đẳng.

Để quy định về nhà công vụ trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) phát huy được hiệu quả, cần minh bạch đối tượng nào đủ điều kiện được bố trí, thuê nhà ở công vụ, để tránh tình trạng xin-cho, ưu tiên sai đối tượng. Cùng với đó, cần quy định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương trong việc xây dựng, quản lý, bảo dưỡng và thu hồi nhà ở công vụ. Khi phân cấp rõ ràng, Trung ương, địa phương có kế hoạch trong việc huy động nguồn lực, đầu tư hạ tầng phù hợp với điều kiện thực tế.

Chính sách nhà công vụ nếu được triển khai kịp thời, đúng đối tượng sẽ là chính sách thiết thực và bền vững, góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, tận tâm trong giai đoạn phát triển mới.

Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo nguy cơ biến chứng nặng nề do Zona

Cảnh báo nguy cơ biến chứng nặng nề do Zona

Sáng 15-7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin vừa tiếp nhận và điều trị một bệnh nhân nữ 78 tuổi (bà N.T.Q, trú tại Bắc Ninh) trong tình trạng nguy kịch. Từ trường hợp này, các bác sĩ cảnh báo nguy cơ biến chứng nặng nề do Zona.

7 'siêu thực phẩm' giải độc gan cực tốt, cực nhiều ở chợ Việt lại ít người biết

7 'siêu thực phẩm' giải độc gan cực tốt, cực nhiều ở chợ Việt lại ít người biết

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, đóng vai trò như "nhà máy" thải độc. Một lá gan khỏe mạnh là chìa khóa cho sức khỏe tổng thể. Dù gan có khả năng tự phục hồi, việc bổ sung các thực phẩm giúp giải độc gan tự nhiên sẽ hỗ trợ quá trình này hiệu quả hơn.

Học phí đại học sẽ tăng đến mức nào?

Học phí đại học sẽ tăng đến mức nào?

Dự thảo Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm, hỗ trợ học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thay thế quy định tại Nghị định số 81/2021 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trình Chính phủ đưa ra quy định mức thu, lộ trình học phí các cấp học từ bậc phổ thông đến đại học bắt đầu từ năm học 2025-2026.

Người lao động được đóng bù bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Chính sách mới Người lao động được đóng bù bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BNV quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1-7-2025, bổ sung nhiều chính sách mới, liên quan trực tiếp tới quyền lợi của hàng chục triệu người lao động.

Chuyển dịch cơ cấu lao động: Học nghề lên ngôi

Chuyển dịch cơ cấu lao động: Học nghề lên ngôi

VOV.VN - Trước làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường lao động, học nghề đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều bạn trẻ. Giáo dục nghề nghiệp dần khẳng định vai trò là cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng và thay đổi cách nhìn của xã hội về giá trị nghề nghiệp.

fb yt zl tw