Đang vào thời kỳ cao điểm thu hoạch lúa vụ mùa nên ven các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện Bát Xát thường xảy ra hiện tượng người dân đốt rơm, rạ gây khói bụi và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
Đi trên các tuyến đường giao thông giáp ranh những cánh đồng trồng lúa, người tham gia giao thông thường xuyên bắt gặp cảnh người dân chất đống rơm, rạ rồi đốt ngay ven đường. Do phần lớn là rơm, rạ vừa được tuốt, còn tươi nên khi đốt thường cháy rất chậm, tạo ra những luồng khói mù mịt che khuất lối đi.
Làn khói tràn ra đường gây khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông.
Đống rơm vừa mới tuốt xong buổi sáng, bên trong vẫn còn tươi nguyên, thậm chí nhiều chỗ còn sũng nước nhưng bà Hoàng Thị Ch. (xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát) đã châm lửa đốt. Cũng vì thế mà ngọn lửa cứ âm ỉ từ tối hôm trước đến tận sáng hôm sau chưa tắt. Bà Ch. cho biết: "Chúng tôi đốt rơm, rạ để lấy ít tro gieo mạ. Vẫn biết là đốt rơm, rạ tạo ra khói, bụi nhưng không còn cách nào khác. Mọi người thông cảm vậy".
Bà Ch. cho biết.
Ông Lò A Pòng, người dân xã Cốc Mỳ cho biết: Việc đốt rơm, rạ ven đường ảnh hưởng rất lớn tới người tham gia giao thông. Khói từ rơm, rạ mù mịt nhiều lúc khiến tôi không nhìn thấy đường đi, thậm chí có khi đến gần phương tiện khác mới nhìn thấy. Người điều khiển phương tiện giao thông nếu không quan sát kỹ sẽ rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.
Theo quan sát của phóng viên, trong ngày 11/10, ven Tỉnh lộ 156, đặc biệt là đoạn thuộc địa phận xã Cốc Mỳ xuất hiện hàng chục điểm người dân đốt rơm, rạ. Nhiều điểm cháy nghi ngút, từng làn khói đặc quánh tràn ra đường cản tầm nhìn của người tham gia giao thông.
Không chỉ trên Tỉnh lộ 156, ven nhiều tuyến đường giao thông nông thôn khác cũng có tình trạng tương tự.
Gia đình tôi cũng cấy lúa. Sau khi gặt, tôi thường phơi rơm, rạ khô rồi mang về nhà làm thức ăn cho trâu, bởi tôi biết đốt rơm, rạ tạo ra khói làm khuất tầm nhìn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Ông Tráng A Nỏ, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát
Được biết, việc đốt rơm rạ nhiều không chỉ gây ô nhiễm không khí, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông mà còn làm cho chất hữu cơ trong đất biến thành các chất vô cơ do nhiệt độ cao, đất ruộng bị chai cứng. Thay vì đốt, người dân có thể tận dụng để biến rơm, rạ thành những chất có ích cho sản xuất nông nghiệp như: Xử lý bằng chế phẩm sinh học làm phân bón hữu cơ; cắt nhỏ tạo độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất; sử dụng để trồng nấm; làm thức ăn cho trâu, bò…
Người dân có thể xử lý rơm, rạ để trồng nấm, làm thức ăn cho trâu, bò.
Mặc dù việc đốt rơm rạ như thế này chỉ mang tính thời điểm song các ngành chức năng và chính quyền địa phương cũng cần tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không đốt rơm, rạ bừa bãi. Bên cạnh đó, thường xuyên hướng dẫn chi tiết, cụ thể để người dân sử dụng rơm, rạ đạt hiệu quả tối đa.
Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2023 diễn ra ngày 19/11 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”, đây sẽ là dịp để chúng ta chia sẻ đau thương mất mát, gánh nặng với người thân của họ. Đặc biệt, qua đây nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè về sự trân quý cuộc sống, tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.
Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sẽ bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của mỗi phương tiện trong một ngày có từ 3 lần vi phạm tốc độ trở lên.
Việc học sinh chưa đủ điều kiện nhưng vẫn điều khiển xe mô tô tham gia giao thông là hành vi vi phạm pháp luật. Để ngăn chặn tình trạng này, rất cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là ngành giáo dục, lực lượng cảnh sát giao thông, chính quyền địa phương và các bậc phụ huynh học sinh.
Trong khi phần lớn học sinh tuân thủ nghiêm các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, thì vẫn có những trường hợp cố tình vi phạm điều khiển xe mô tô khi chưa đủ các điều kiện.
Tính từ ngày 1 - 13/11, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh đã tuần tra, kiểm soát và xử lý 30 trường hợp đi ngược chiều trên Tỉnh lộ 155 (đường nối Cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa).
Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Lào Cai xuất hiện nhiều “quái xế” náo loạn đường phố, nhất là vào ban đêm gây bức xúc trong Nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Trước thực trạng này, Công an thành phố Lào Cai đã ban hành kế hoạch triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là đối với “quái xế”.
Người học lái xe phải học, thi lý thuyết trên máy vi tính, mô hình mô phỏng tình huống trong phần mềm, thực hành trên cabin điện tử, lái xe ra đường trường có giám sát hành trình và thi sát hạch trên hệ thống được quản lý chặt chẽ nên đã từng bước giúp nâng cao chất lượng đào tạo lái xe.
Ngày 6/11, tại Trường PTDT bán trú THCS Trung Chải, xã Trung Chải, thị xã Sa Pa, Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh đã tổ chức tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ và tác hại, hậu quả của tai nạn giao thông đường bộ.
Sáng 3/11, Đội Cảnh sát giao thông – trật tự, Công an huyện Văn Bàn phối hợp với UBND xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và ký cam kết với 20 “xe ôm” không lên đường dẫn nút giao IC16, cao tốc Nội Bài – Lào Cai để đón khách.
Nhiều năm qua, tình trạng “xe ôm” tự do lên cầu đường dẫn nút giao IC 16, cao tốc Nội Bài - Lào Cai để đưa, đón khách diễn ra phức tạp, gây bức xúc trong dư luận và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Dù mới đi vào vận hành được hơn một tháng, nhưng tuyến đường một chiều nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi Sa Pa đang phát sinh nhiều vấn đề gây mất an toàn giao thông. Đặc biệt là tình trạng phương tiện đi ngược chiều diễn ra phổ biến, nếu không có biện pháp xử lý triệt để thì nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông là rất lớn.
Chiều 31/10, Tổ công tác liên ngành của Ban ATGT tỉnh phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông số 7, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) tổ chức cân kiểm tra và xử lý 3 xe tải chở vật liệu xây dựng vượt quá trọng tải cho phép từ 150 đến trên 200%.
Đợt mưa lũ cuối tháng 9 đầu tháng 10 vừa qua đã gây ảnh hưởng nặng nề cho các công trình hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh. Hầu hết các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ đều bị sạt lở, hỏng lớn gây ách tắc giao thông. Mặc dù việc khắc phục bước 1 đã được thực hiện để đảm bảo giao thông nhưng việc tổ chức sửa chữa lớn vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Ngày 26/10, Đội 7 thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trên tuyến Quốc lộ 4D, đoạn Cầu Móng Sến thuộc địa phận thị xã Sa Pa đã phát hiện, ngăn chặn một nhóm thanh niên có hành vi lạng lách, đánh võng trên cầu.
Ngày 22/10, mạng xã hội lan truyền hình xe khách giường nằm Kết Đoàn - Sunrise, biển kiểm soát 15F-012.00 chạy tuyến Sa Pa - Hải Phòng lấn làn, vượt ẩu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Sáng 24/10, Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với Đội Cảnh sát Giao thông - Trật tự, Công an thị xã Sa Pa, Trường Tiểu học Sa Pa và Công ty Honda Tiến Thành tổ chức cuộc thi vẽ tranh và “Rung chuông vàng” về chủ đề an toàn giao thông.