Nguy cơ bị lừa đảo trực tuyến với dịch vụ đổi tiền dịp Tết qua mạng xã hội

Thời gian cận Tết Nguyên đán, nhu cầu đổi tiền lẻ, tiền mới để lì xì hoặc chuẩn bị cho các hoạt động tiêu dùng dịp Tết tăng cao. Điều này tạo thời cơ cho các đối tượng sử dụng những thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt tài sản.

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), khi gõ từ khóa “đổi tiền lì xì Tết” trên mạng xã hội, hàng trăm bài đăng, hội nhóm hiện ra, với những lời mời gọi, cam kết “tiền thật”, “tiền mới”, “giá rẻ nhất thị trường”.

Nguy cơ bị lừa đảo trực tuyến với dịch vụ đổi tiền dịp Tết qua mạng xã hội (Nguồn: Cục An toàn thông tin)

Nguy cơ bị lừa đảo trực tuyến với dịch vụ đổi tiền dịp Tết qua mạng xã hội (Nguồn: Cục An toàn thông tin)

Thậm chí, nhiều chủ tài khoản còn nhận “đổ buôn” tiền lẻ, tiền mới hay tuyển cộng tác viên đăng bài. Ngoài dịch vụ đổi tiền mới, tiền lẻ, “dân buôn” trên mạng internet còn rao bán cả tiền lì xì, tiền độc, tiền hiếm, tiền của nhiều nước, giá bán thường cao gấp nhiều lần so với mệnh giá thực tế.

Phí đổi tiền mới được một số chủ tài khoản ở Hà Nội đăng vào khoảng 5 - 6% giá trị tiền đổi, với tiền mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng và 50.000 đồng.

Với mệnh giá tiền lớn hơn hoặc đổi nhiều tiền hơn, phí đổi rẻ hơn một chút. Thậm chí, còn có khái niệm “tiền lướt”, tức là tiền đã qua sử dụng thì mức phí đổi chỉ khoảng 2 - 3%…

Tuy nhiên, những quảng cáo dịch vụ đổi tiền mới trên các trang mạng xã hội tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người đổi tiền.

Thực tế đã có nhiều nạn nhân thực hiện giao dịch đổi tiền mới nhưng khi nhận tiền được đổi thì không đủ như cam kết, thậm chí nhận tiền giả. Không ít trường hợp người dân chuyển khoản xong, chủ tài khoản trang mạng xã hội đã chặn liên lạc, “bùng” tiền cọc của khách.

Thông thường những người “sập bẫy” chiêu lừa đảo và bị đổi tiền giả đều không trình báo cơ quan chức năng vì sợ bị truy cứu trách nhiệm về tội mua bán tiền giả.

Theo quy định, mọi hành vi thu, đổi tiền mới, tiền lẻ của cá nhân, tổ chức nhằm hưởng chênh lệch và trao đổi tiền trên mạng không được phép, đều vi phạm quy định pháp luật và phải được ngăn chặn, xử lý nghiêm.

Vì vậy, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cảnh giác trước những đối tượng không quen biết, tuyệt đối không đổi tiền qua mạng xã hội để tránh trở thành “con mồi” tiếp tay cho các hành vi lừa đảo.

Người dân chỉ nên sử dụng các dịch vụ đổi tiền của ngân hàng, công ty tài chính hoặc các cơ sở kinh doanh có uy tín, có giấy phép hoạt động hợp pháp.

Đối với các dịch vụ trên mạng xã hội, trước khi giao dịch, người dân hãy kiểm tra các phản hồi từ khách hàng cũ, các đánh giá hoặc các chứng chỉ pháp lý của dịch vụ; so sánh tỷ giá chênh lệch với thị trường, không tin vào những dịch vụ tỷ giá quá cao so với thị trường.

Người dân hãy cảnh giác với các dịch vụ yêu cầu chuyển tiền trước khi nhận hàng. Khi phát hiện các đối tượng có hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả hay các hành vi lừa đảo, trục lợi khác, người dùng kịp thời trình báo cơ quan công an gần nhất để có biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.

Mạo danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo vay tiền, đáo hạn

Một hình thức lừa đảo phổ biến thời gian gần đây là mạo danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo vay tiền hoặc đáo hạn. Thủ đoạn này đã khiến nhiều người dân, đặc biệt là những người không có nhiều kinh nghiệm về tài chính, rơi vào bẫy của kẻ lừa đảo.

Về thủ đoạn, các đối tượng thường tự xưng là nhân viên của một ngân hàng lớn, gọi điện hoặc nhắn tin cho khách hàng với lý do ‘thông báo về các gói vay ưu đãi’ hoặc ‘cập nhật thông tin tín dụng’.

Sau đó, đối tượng yêu cầu người vay cung cấp các thông tin cá nhân như số CCCD, số tài khoản ngân hàng, mức thu nhập, mục đích vay…

Trường hợp người dân đang có khoản vay tại ngân hàng, đối tượng lừa đảo sẽ thông báo "đến hạn thanh toán" hoặc "cần gia hạn khoản vay"; và yêu cầu nạn nhân chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin tài chính cá nhân để đảm bảo giao dịch.

Sau khi nạn nhân làm theo hướng dẫn, đối tượng sẽ chặn liên lạc và chiếm đoạt tiền.

Cục An toàn thông tin khuyên người dân nên chủ động gọi đến số điện thoại chính thức của ngân hàng để xác minh danh tính đối tượng; không cung cấp thông tin cá nhân; không làm theo hướng dẫn của đối tượng lạ, đặc biệt là liên quan đến giao dịch chuyển tiền; không truy cập vào những đường dẫn lạ hoặc tải về những ứng dụng không rõ nguồn gốc.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Gần đây, tại nhiều địa phương, trong đó có TP. Huế, xuất hiện tình trạng một số đối tượng giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với chiêu bài “hỗ trợ kỹ thuật”, “xác minh hồ sơ” và “đổi mẫu tem kiểm định ô tô”, các đối tượng đã khiến không ít chủ phương tiện, đặc biệt là lái xe kinh doanh, rơi vào vòng xoáy lừa đảo.

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch là dịp để thư giãn, khám phá, trải nghiệm những điều mới mẻ. Thế nhưng, ngày càng nhiều du khách trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo tinh vi, khiến chuyến đi mơ ước hóa thành kỷ niệm buồn. Không chỉ gây thiệt hại tài chính, các vụ lừa đảo còn làm tổn thương tinh thần và mất niềm tin của người đi du lịch.

Lào Cai xử lý 262 vụ vi phạm trong đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Lào Cai xử lý 262 vụ vi phạm trong đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Trong đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh, lực lượng chức năng và các đơn vị, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm.

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Công an tỉnh Ninh Bình điều tra, làm rõ, trong thời gian từ năm 2024 đến nay, Công ty TNHH Hải Bé đã bán qua các kênh mạng xã hội TikTok shop, Facebook, Shopee “Gia đình Hải Sen”, “Hải Sen” với hơn 800.000 sản phẩm, trong đó riêng mặt hàng “Siro ăn ngon Hải Bé” bán với số lượng trên 100.000 hộp sản phẩm.

Cho vợ “đăng xuất” chỉ vì cằn nhằn

Cho vợ “đăng xuất” chỉ vì cằn nhằn

Vụ án chồng giết vợ từng rúng động ở Bắc Hà cách đây gần 1 năm khiến ai cũng bàng hoàng đau xót, tiếc cho cặp vợ chồng từng "chung lưng đấu cật" với kết cục một người lìa xa thế giới còn người kia chịu án tù với ân hận muộn màng. Nguyên nhân dẫn đến hành động dã man của người chồng lại chỉ vì lời cằn nhằn của vợ.

Phạt vi phạm hành chính gần 1 tỷ đồng trong đợt cao điểm chống hàng giả, hàng nhái

Phạt vi phạm hành chính gần 1 tỷ đồng trong đợt cao điểm chống hàng giả, hàng nhái

Từ ngày 15/5 - 10/6, lực lượng quản lý thị trường tỉnh đã tổ chức kiểm tra 150 vụ nhằm xử lý vi phạm hàng giả, hàng nhái, theo Kế hoạch số 227/KH-UBND của UBND tỉnh Lào Cai về mở đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.

fb yt zl tw