Người Việt Nam yêu cờ Tổ quốc mình

LCĐT - “Đoàn quân Việt Nam đi, sao vàng phấp phới. Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than”. Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp cuối năm 1940. Tháng 5/1941, Mặt trận Việt Minh thành lập, trong Chương trình Việt Minh ghi rõ: “Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lấy cờ đỏ ngôi sao vàng 5 cánh làm quốc kỳ”. Đó là văn bản đầu tiên nói về Quốc kỳ nước ta. Trung tuần tháng 8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định lấy cờ đỏ sao vàng 5 cánh là cờ khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 5/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh quyết định Quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2/3/1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hiến pháp năm 1946 ghi nhận từ ngày 9/11/1946: Quốc kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

Tráng ca Ngọn quốc kỳ của thi sỹ Xuân Diệu viết năm đó, sau cuộc cách mạng đổi đời, có đoạn nghe thật hào sảng:

Dân quân du kích dao chen ánh
Giữ lá cờ sao vàng lấp lánh
Cờ như mắt mở thức thâu canh
Như lửa đốt hoài trên đỉnh chốt.
Cờ như nắng ấm mãi luôn luôn
 Sưởi khắp lòng ai nghe vắng lạnh
Sớm hôm canh giữ lấy hồn thiêng
Bay mãi trên trời, treo sứ mệnh.

Ngày 2/7/1976, Quốc hội thống nhất sau hiệp thương Tổng tuyển cử năm 1976 xác định đây là Quốc kỳ chính thức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo Điều 13, Hiến pháp năm 2013, Quốc kỳ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Nền màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Nền cờ đỏ tượng trưng cho dòng máu đỏ, màu nhiệt huyết cách mạng, màu chiến đấu và chiến thắng. Màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho màu da vàng, tượng trưng cho sự sáng ngời linh hồn dân tộc Việt Nam. 5 cánh sao tượng trưng cho sức mạnh đại đoàn kết của các tầng lớp nhân dân (sỹ, nông, công, thương, binh) cùng nhau chiến đấu giành độc lập, tự do và xây dựng Tổ quốc.

Lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay trên nóc hầm tướng De Castries trong lòng chảo Điện Biên tháng 5/1954; phất cao trên dinh Tổng thống chính quyền ngụy Sài Gòn ngày 30/4/1975. Những năm đất nước bị chia cắt, năm 1962, bên bờ Bắc cầu Hiền Lương, ta dựng cột cờ 38,6 m. Cờ may bằng xa tanh đỏ, rộng 108 m2. Hằng ngày bên bờ Nam, bà con vẫn nhìn thấy lá cờ nền đỏ sao vàng lộng lẫy tung bay, hiện thân của linh hồn bất diệt của Tổ quốc. Từ năm 1956 đến năm 1967, cột cờ đã bị địch bắn phá 192 lần, trong đó có 62 lần bị máy bay B52 oanh tạc. Trong 2 năm 1967 - 1968, liên tục có những phụ nữ gần như đêm nào cũng phải ngồi vá cờ.

Cờ đỏ sao vàng trên đỉnh cao 1.700 m Lũng Cú (Hà Giang) bay cao rộng 54 m2 biểu trưng cho sự đoàn kết sắt son của 54 dân tộc anh em. Lá cờ hiên ngang bay trong gió lộng tại các lễ thượng cờ trong các hội họp với bè bạn năm châu bốn biển. Cờ rực đỏ trên vai quàng của các vận động viên huy chương vàng trong các kỳ thi đấu thể thao quốc tế. Cờ đỏ sao vàng rực rỡ đẹp tươi tràn ngập phố xá, làng quê những ngày hội hè, lễ, tết. Nhìn lá cờ thiêng, lòng ta rưng rưng trong nỗi niềm tri ân bao vị tiên liệt anh hùng đã đổ máu đào cho nền độc lập tự do thống nhất của Tổ quốc!

Cờ đỏ sao vàng, nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật, của thi ca. Trong tiếng nhạc Tiến quân ca hùng tráng mỗi sớm mai thức giấc cùng hình ảnh cờ đỏ vàng sao bay cuồn cuộn trên nền trời xanh của Tổ quốc. Trong thơ Tố Hữu: Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ. Trong bài ca Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi: Hà Nội say mê chen đón Cha về, kín trời phơi phới vàng sao. Trong khúc hát Nắng Ba Đình của Bùi Công Kỳ: Cờ đỏ sao vàng ôi vĩ  đại! Trong khúc quân hành Dưới cờ oai nghiêm sao vàng bay. Trên ngực áo căng nở niềm kiêu hãnh của các chàng trai, cô gái. Trên cặp má bầu bĩnh bụ sữa của các em thơ. Trên tay của triệu triệu con người trong cảm hứng tự hào và tràn ngập tình yêu thương.

Người Việt yêu lá cờ của Tổ quốc mình. Tôi giật mình khi đọc được nhận xét này của Itô Tetsuji - nhà nghiên cứu tâm lý xã hội Nhật Bản trong một cuốn sách của ông sau khi ông đã sống trong một ngõ nhỏ Hà Nội 10 tháng. Ông viết: Không phải dân tộc nào cũng yêu lá cờ của đất nước mình đâu. Lá cờ Nhật có hình mặt trời ở giữa nền trắng đó từng là biểu trưng của chủ nghĩa đế quốc phát xít. Ngay cả tôi, một người thuộc thế hệ sinh ra sau chiến tranh cũng mang một tâm trạng hoài nghi với lá quốc kỳ đó.

Người Việt chúng ta nhìn lá cờ Tổ quốc thấy đó là biểu trưng của ý chí quật cường, của lòng yêu nước chân chính, là niềm tự hào chính nghĩa của dân tộc.

Vừ Già Pố, người Mông, quê ở Mèo Vạc (Hà Giang), đi lao động ở Trung Quốc. Hai năm qua bị mất tích. Gần đây nhà cầm quyền Pakistan bắt giữ ông. Thì ra, ông bị lưu lạc gần 7.000 cây số. Nghĩa là, đôi chân ông đi qua cả dải sơn mạch Himalaya, đến tận bang Azad Kashmir thuộc nước Pakistan. Được hỏi: Ông là người nước nào? Vừ Già Pố không biết tiếng nước sở tại, tất nhiên, nên không hiểu họ nói gì, không biết đáp lại thế nào!

Về phía người Pakistan, làm cách nào để biết Vừ Già Pố là ai, là người nước nào bây giờ? Nghĩ ngợi hồi lâu, người Pakistan liền dùng kế: đưa Pố xem các loại cờ và tiền của các nước. Qua các loại cờ và tiền giấy, Pố lắc đầu hoài. Tới lá cờ đỏ sao vàng và tờ tiền có hình Hồ Chủ tịch, Pố reo to: Việt Nam là của tôi! Tôi là của Việt Nam đây rồi!

Không hiểu biết hết từng chi tiết lịch sử oai hùng của lá cờ Tổ quốc, nhưng đồng tiền Việt là biểu hiện cuộc sống vật chất hằng ngày quen thuộc của Vừ Già Pố. Và lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh là hồn thiêng đất nước đã in dấu lâu bền trong tâm khảm ông, một người Mông sống trên vùng cao heo hút tận mãi tỉnh Hà Giang...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được giới thiệu tại Trưng bày "Đất nước trọn niềm vui"

Hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được giới thiệu tại Trưng bày "Đất nước trọn niềm vui"

Với hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, Trưng bày “Đất nước trọn niềm vui” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã giới thiệu tới công chúng về hành trình vinh quang đưa cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đến thắng lợi huy hoàng, non sông thu về một mối.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Chiều 23/4, tại Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Mường Khương, Thư viện tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông, Huyện đoàn và Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Mường Khương tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025, với chủ đề “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”.

Thư viện Lào Cai nhân lên tình yêu sách

Thư viện Lào Cai nhân lên tình yêu sách

Cùng với việc đổi mới phong cách phục vụ, không gian đọc và cách thức tra cứu, tìm sách thuận tiện tại khu vực phòng đọc và phòng mượn sách ở trụ sở chính, Thư viện tỉnh Lào Cai còn tích cực đưa sách đến gần công chúng với chuỗi hoạt động lớn, nhỏ tại cơ sở, qua đó bồi đắp đam mê, tình yêu sách cho học sinh cũng như mọi lứa tuổi.

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Tối 22/4, tại Quảng trường trung tâm huyện Mèo Vạc, UBND huyện Mèo Vạc long trọng tổ chức Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025. Đến dự có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Mèo Vạc, cùng đông đảo nhân dân và du khách.

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghề cói Kim Sơn (Ninh Bình) đã có bước phát triển rõ rệt. Người dân hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và phát triển du lịch làng nghề.

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách không chỉ bồi đắp tri thức, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc trong lòng thế hệ trẻ, đặc biệt trong những ngày tháng 4 lịch sử, kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Không chỉ chứa đựng ký ức về làng quê, các trò chơi, trò diễn dân gian còn là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng góp phần làm nên bản sắc cho từng vùng miền trên dải đất hình chữ S. Trong bối cảnh nhu cầu trải nghiệm văn hóa địa phương của du khách ngày càng cao, việc khai thác những di sản dân gian này được xem là hướng đi giúp đa dạng hóa sản phẩm và tạo điểm nhấn cho các điểm đến.

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Sáng 21/4, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số, STEM và phát triển văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề: “Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường". Hoạt động được tổ chức nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai.

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Từ ngày 22 đến 25/4, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, góp phần tri ân lịch sử, tôn vinh tinh thần yêu nước và khơi dậy khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Trong khuôn khổ Festival Phở 2025 với chủ đề "Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số" diễn ra tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, tọa đàm về hành trình của phở với dấu ấn trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia và du khách.

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, ngay trong tuần đầu tiên diễn ra Triển lãm thế giới EXPO 2025, Nhà Triển lãm Việt Nam đã tổ chức thành công chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống “Vẻ đẹp Việt Nam”, thu hút đông đảo du khách Nhật Bản và quốc tế. Đây là chương trình khởi đầu của chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam tại EXPO 2025.

fb yt zl tw