Người trẻ "tiếp lửa" cho âm nhạc truyền thống

Trước sự đổ bộ mạnh mẽ của các làn sóng như K-Pop, nhạc Âu - Mỹ… âm nhạc truyền thống dân tộc đang đứng trước thách thức. Ở đó không chỉ là câu chuyện “tiếp lửa” cho các thế hệ kế cận, mà còn là nỗi lo về những thay đổi trong thị hiếu âm nhạc của khán giả, nhất là những người trẻ.

Nhóm Xẩm Hà Thành.
Nhóm Xẩm Hà Thành.

Gian nan tìm đất diễn

Việt Nam là quốc gia sở hữu kho tàng âm nhạc dân gian, truyền thống đồ sộ, trong đó có nhiều loại hình đã được UNESCO ghi danh là di sản. Có thể kể đến như Quan họ, Nhã nhạc cung đình Huế, Đờn ca tài tử… Tuy nhiên, cùng làn sóng phát triển nhạc trẻ trong nước, đặc biệt việc nhập khẩu các trào lưu âm nhạc trên thế giới, âm nhạc truyền thống đang dần mất đi đất diễn.

Nếu ngày trước, mọi người từng phải xếp hàng để được thưởng thức một đêm cải lương, ca trù... hay những ngành học về nhạc cụ dân tộc từng là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ, thì giờ đây, thị trường âm nhạc đang có sự chuyển giao rất lớn. Nhiều người trẻ đang hướng đến những màu sắc âm nhạc mới trẻ trung, hiện đại. Tại các quán cà phê hay tụ điểm âm nhạc, không khó để bắt gặp hình ảnh những người trẻ thả hồn vào điệu nhạc trữ tình pop, ballad hay thăng hoa trong những vũ điệu sôi động trên nền nhạc R&B, EDM, dance... Nhiều ca khúc nhạc Hàn, Anh, Mỹ đã trở nên quen thuộc. Nhiều thể loại âm nhạc truyền thống thiếu vắng người xem, các nhà hát chật vật tìm khán giả, thậm chí có loại hình đang đứng trước nguy cơ mai một.

Theo khảo sát mới nhất tại Khoa Quản lý Văn hóa, nghệ thuật (Trường Đại học Văn hóa TPHCM), hầu hết các sinh viên đều cho rằng, âm nhạc truyền thống Việt Nam không thu hút được giới trẻ một phần là do giá trị nghệ thuật cao và khó cảm nhận được, các bạn trẻ sẽ dễ bị thu hút bởi những yếu tố âm nhạc dễ nghe và cuốn hút (như nhạc K-Pop, Pop, Rock hay remix...), họ sẽ ít để ý đến các giá trị nghệ thuật sâu bên trong một tác phẩm. Mặt khác, âm nhạc truyền thống Việt Nam cũng đang thiếu sự linh hoạt, sáng tạo để có thể phù hợp với các giai đoạn mới mà vẫn giữ được những giá trị cốt lõi riêng biệt.

Theo nhà lý luận âm nhạc Nguyễn Quang Long, âm nhạc truyền thống là nghệ thuật được đúc kết từ hàng trăm năm nay, là viên ngọc quý thể hiện tinh thần và khẳng định giá trị của âm nhạc Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay người trẻ chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu về âm nhạc truyền thống cũng như các tác phẩm kinh điển của nền âm nhạc Việt Nam. Trong nhiều thập niên, âm nhạc truyền thống gần như bị bỏ quên, tạo ra một lỗ hổng cho các dòng nhạc khác hội nhập và gần như làm lu mờ các giá trị cũ. Vì vậy cần nhìn nhận lại để có những chính sách về giáo dục phù hợp, để mọi người tiếp nhận giá trị văn hóa truyền thống một cách bền vững, không phải dưới dạng bảo tồn.

Những người “giữ lửa”

Thời gian gần đây, bằng sự nỗ lực các nghệ sĩ, đặc biệt là sự đồng hành của những người trẻ, âm nhạc truyền thống đang dần trở lại với một diện mạo mới. Đơn cử như Trung tâm Văn hóa nghệ thuật (22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm) vừa cho ra mắt chương trình hòa nhạc “TRAIECT IV Vietnam”, là cuộc “đối thoại” giữa đàn bầu, hát ả đào và nhạc điện tử.

Cũng tại phố cổ Hà Nội, những năm qua không ít di tích trở thành điểm đến quen thuộc với những người yêu âm nhạc truyền thống Việt Nam. Đơn cử như đền Quan Đế (28 Hàng Buồm); Ngôi nhà Di sản (87 Mã Mây) từng là nơi biểu diễn của Câu lạc bộ ca trù Thăng Long; Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ (50 Đào Duy Từ) duy trì sân khấu biểu diễn “Chuyện nhạc phố cổ” với sự tham gia của NSND Thanh Hoài (Nhà hát Chèo Việt Nam), NSND Xuân Hoạch (Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam)…

Không chỉ được trình diễn tại các điểm đến văn hóa, âm nhạc truyền thống đang được lan tỏa đến các trường học. Có thể kể đến phong trào sân khấu học đường, chương trình “Tinh hoa nhạc Việt”, Câu lạc bộ Cầm Ca, Câu lạc bộ Nhạc cụ truyền thống (Đại học FPT)… do chính các bạn trẻ làm chủ và quy tụ được số lượng lớn các bạn trẻ tham gia. Mới đây, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM đã tổ chức hoạt động tìm hiểu, trải nghiệm thực tế văn hóa du lịch về loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ với chủ đề “Vọng”.

Theo nhạc sĩ Đặng Hoành Loan, thế hệ trẻ ngày nay không hề quay lưng, bởi nếu họ thực sự quay lưng, âm nhạc truyền thống đã mai một. Tuy nhiên, hiện việc truyền dạy âm nhạc truyền thống tại các địa phương gặp nhiều khó khăn, những làn điệu dân ca đã được tạo dựng và gìn giữ từ bao thế hệ giờ chỉ còn được kế thừa ở những nghệ nhân lớn tuổi. Mặc dù nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ vẫn có thái độ trân trọng di sản âm nhạc dân gian truyền thống của quê hương nhưng không có khả năng diễn xướng những giai điệu đó một cách chính xác và đúng phong cách.

“Để có thể nối tiếp được những làn điệu tinh hoa của dân tộc, chúng ta cần phải tập trung tổ chức các lớp truyền dạy tại các địa phương để những nghệ sĩ trẻ truyền dạy lại cho các em nhỏ hơn. Bởi nghệ thuật dân gian là nghệ thuật truyền khẩu, nghệ thuật tự cọ sát, tự sáng tạo” - nhạc sĩ Đặng Hoành Loan nhấn mạnh.

Có thể nói, dù thực tế có nhiều khó khăn, nhưng giới trẻ hiện nay không hẳn đang quay lưng với âm nhạc truyền thống. Cho dù không rộn ràng như các trào lưu âm nhạc đương đại nhưng các sân chơi và những hoạt động của giới trẻ đối với âm nhạc dân tộc vẫn đang diễn ra và ngày càng thiết thực, hiệu quả, thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của xã hội.

Xẩm là một loại hình nghệ thuật tưởng như đã thất truyền nhưng nay đã trở lại mạnh mẽ trong đời sống từ nhóm bạn trẻ Xẩm Hà Thành. Hiện ngoài show hát xẩm do Trung tâm Xúc tiến quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam thực hiện, Hà Nội còn nhiều câu lạc bộ, nhóm hát xẩm như nhóm Xẩm Hà Thành với 2 gương mặt nổi bật là Nguyễn Quang Long, Mai Tuyết Hoa; Câu lạc bộ Xẩm Tâm Việt, nơi tập hợp các nghệ sĩ, nghệ nhân khiếm thị; Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam...

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Chứa đựng tinh hoa văn hóa, phản ánh sự tiếp nối trí tuệ, cảm xúc và bản sắc dân tộc qua nhiều thế hệ, nghệ thuật truyền thống giúp gắn kết với cội nguồn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển tư duy sáng tạo. Bảo tồn, kế thừa, phát huy mạnh mẽ hơn nữa những giá trị của nghệ thuật truyền thống, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển và khẳng định dấu ấn văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đang là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới, lan tỏa năm châu” để quảng bá, giới thiệu bánh mì Việt Nam đến với đông đảo du khách. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 3 năm 2025.

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Việc ra đời Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên tại Việt Nam vào giữa tháng 3 vừa qua đánh dấu một hoạt động văn hóa chuyên biệt, độc đáo trong đời sống văn hóa nước nhà. Chính thức khai trương tại Trại Da Vinci, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội, Bảo tàng mở ra một không gian sáng tạo trưng bày những tác phẩm kính màu từ khắp nơi trên thế giới.

fb yt zl tw