Người Mông dệt "hồn" dân tộc nơi rẻo cao Tây Bắc

Phụ nữ người Mông được ví như những chú “ong thợ” dành trọn một đời gửi gắm tâm tư và sự khéo léo, kiên trì vào từng sợi lanh; những đôi bàn tay dù nhiều nếp nhăn vẫn miệt mài dệt lên hồn cốt của dân tộc, tạo nên tấm vải lanh rực rỡ sắc màu.

Bên bếp lửa bập bùng nồng ấm của tình người, chúng tôi được nghe chị Tráng Thị Phếnh (sinh năm 1969, bản Lũng Xá, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) kể về nghề dệt lanh của đồng bào người Mông.

Chị kể: “Khi tiết trời sang Xuân thì cũng là lúc người Mông bắt đầu gieo hạt lanh trên những ngọn núi đá vôi cao sừng sững. Hạt lanh được trộn thật đều cùng với phân chuồng ủ mục, đắp lên mình lớp đất thật mỏng, theo vòng đời sinh trưởng, hạt lanh lại vươn mình thành màu xanh non trên khắp triền núi.

Thời gian trồng cây lanh khoảng tháng Giêng, thời gian thu hoạch lanh là 70 ngày.

Thời gian trồng cây lanh khoảng tháng Giêng, thời gian thu hoạch lanh là 70 ngày.

Màu chàm bám vào da tay của những người phụ nữ chuyên làm công đoạn nhuộm vải và không thể rửa sạch. Màu da chỉ trở lại bình thường trong một thời gian dài sau khi họ dừng công việc nhuộm vải.

Màu chàm bám vào da tay của những người phụ nữ chuyên làm công đoạn nhuộm vải và không thể rửa sạch. Màu da chỉ trở lại bình thường trong một thời gian dài sau khi họ dừng công việc nhuộm vải.

Sợi bé phải nối với sợi to hơn; sợi nào to thì lại tước bớt đi cho vừa vặn, ngọn phải nối với ngọn, gốc phải nối với gốc.

Sợi bé phải nối với sợi to hơn; sợi nào to thì lại tước bớt đi cho vừa vặn, ngọn phải nối với ngọn, gốc phải nối với gốc.

Cây lanh khi đã lớn cao quá đầu người thì người Mông bắt đầu thu hoạch. Điều đặc biệt, cây lanh phải được thu hoạch vào đúng thời gian, không được thu hoạch quá sớm cũng không quá muộn, vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sợi lanh”.

Muốn sợi lanh được đẹp, không gãy thành từng đoạn, người thợ phải cẩn thận, nhẹ nhàng. Cây lanh sau khi mang về sẽ được phơi nắng nhiều lần, khô dần đi rồi mới tước sợi lanh. Nghe chừng có vẻ đơn giản, nhưng sợi lanh tước phải đều, nhỏ, vừa phải để đến công đoạn se sợi sẽ dễ dàng, chắc chắn. Sợi lanh lấp lánh dưới ánh nắng chính là thành quả lao động nhiều giờ liền khéo léo, tỉ mỉ của đồng bào.

Vải lanh vừa mềm lại mát, việc biến những cây lanh thành tấm vải hoàn chỉnh đòi hỏi phải qua nhiều công đoạn khó đòi hỏi sự khéo léo, nhẫn lại và bền bỉ. Cây lanh được gieo trồng trên nương vào mùa hè, sau 3 tháng có thể thu hoạch phơi khô rồi thực hiện công việc đầu tiên chính là tách vỏ.

Chị Phếnh cho biết: “Ở công đoạn này, người thợ phải thật cẩn thật sao cho các mảnh cây đều nhau, không bị đứt giữa chừng. Người thợ thực hiện công đoạn nối sợi, đòi hỏi kỹ thuật rất cao, các sợi nối cho đều nhau, sợi bé phải nối với sợi to hơn; sợi nào to thì lại tước bớt đi cho vừa vặn, ngọn phải nối với ngọn, gốc phải nối với gốc. Sau đó, sợi lanh được ngâm vào nước lạnh từ 10-20 phút và đưa lên khung để se sợi”.

“Đói đến chết cũng không ăn thóc giống, rách cũng phải có áo lanh mặc lúc chết”. Chẳng thế mà cây lanh đã gắn với cuộc đời mỗi người từ lúc còn trẻ đến khi nhắm mắt, trọn vẹn một cuộc đời. Hình ảnh người phụ nữ Mông bên khung dệt giữa bao la của đại ngàn, không chỉ tạo nên vẻ đẹp dịu dàng mà lãng mạn, mà còn cho chúng ta thấy được cuộc sống ấm no, sung túc trong từng gia đình.

Theo kinh nghiệm dân gian, người ta dùng tàn tro của vỏ thân cây trai - một loại cây gỗ rất cứng để tẩy cho sợi lanh trắng bóng. Sợi lanh được cho vào chảo nước đun sôi, người thợ từ từ rắc tro vào đảo đều, ủ trong 2 ngày rồi mới đem đi giặt cho đến khi đạt yêu cầu.

Bà Giàng Thị Dếnh đang thực hiện công đoạn dùng sáp ong vẽ lên nền vải trắng.

Bà Giàng Thị Dếnh đang thực hiện công đoạn dùng sáp ong vẽ lên nền vải trắng.

Sợi lanh sau khi sơ chế, tạo độ bóng, dẻo dai sẽ bắt đầu lăn sợi, công đoạn này tốn nhiều sức lực và đòi hỏi phải có kỹ thuật cùng các động tác nhún chân, lắc hông nhịp nhàng, uyển chuyển để che các đầu mối nối.

Cũng giống chị Phếnh, bà Giàng Thị Dếnh (sinh năm 1958) đã gắn bó với cây kim, sợi chỉ từ khi lên 6, bà cho biết: “Điều khác biệt ở cách dệt lanh của người Mông so với các địa phương khác là người thợ dùng chính thắt lưng của mình để buộc và kéo căng mặt vải, đồng thời dùng chân giật sợi dây để cuốn sợi. Chính vì vậy, khi dệt đòi hỏi người thợ phải phối hợp nhịp nhàng giữa tay - chân và lưng để có được một tấm vải đẹp mịn như y muốn”.

Các sợi lanh khi được dệt xong sẽ mang đi nhúng chàm, loại cây không thể thiếu trong vườn nhà của người Mông. Nhúng vải trắng trong nước chàm một lần sẽ ra màu chàm nhạt, sau đó người ta phơi khô. Muốn màu đậm hay nhạt thì cứ lần lượt thực hiện thao tác nhúng - phơi khô cho đến khi đạt được theo nhu cầu thậm chí đến khi mảnh vải ra màu đen.

Theo bà Dếnh, tấm vải khi đã nhuộm chàm sẽ được sử dụng phương pháp dệt độc đáo để tạo ra những hoa văn màu sáng trên màu chàm, đó là dùng sáp ong vẽ lên nền vải trắng. Công cụ dùng vẽ mẫu in sáp là bút vẽ làm bằng đồng, được chia thành các kích cỡ khác nhau sao cho phù hợp. Mô típ là hình chữ nhật, hình vuông được người phụ nữ thực hiện một cách cẩn thận và khéo léo.

Khi công đoạn này hoàn tất, cả tấm vải lại được đem đi nhuộm chàm, chỗ không có sáp ong sẽ được nhuộm thành màu đen, nơi không có sáp ong, chàm không thấm vào được. Người thợ sẽ thực hiện phương pháp nấu chảy sáp ong, những hoa văn được vẽ khi ấy sẽ trở thành màu trắng xanh. Đây là bí quyết tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất sáng tạo, độc đáo của người Mông.

Sự tài hoa hơn nữa còn nằm ở công đoạn tạo hoa văn trên vải, người phụ nữ Mông thỏa sức sáng tạo của mình để dệt nên những hoa văn thổ cẩm đầy tính nghệ thuật, những ô trang trí được chuyển biến một cách đa dạng. Không chỉ có vậy, chúng còn được kết hợp bởi những ô hình quả trám hoặc tam giác, các đường viền hình gãy khúc trong các bố cục khác.

Thông thường, những mảnh vải thổ cẩm của người Mông có hai khuôn hình chủ đạo: hình tròn, hình chữ thập. Người Mông quan niệm, hình tròn tượng trưng cho móng vuốt của hổ biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng người Mông; những hoa văn hình chữ thập để nói lên sự chăm chỉ trong lao động, sản xuất.

Bên cạnh những họa tiết hoa văn đó, người thợ dệt thổ cẩm còn ghép các mảnh vải khác nhau để cho chiếc áo thêm phần đặc sắc hơn. Hầu hết các vải lanh trắng đều có hình sắc là các bộ phận của áo váy, sau khi trang trí từng bộ phận riêng lẻ người ta mới hoàn chỉnh được một sản phẩm độc đáo và vô cùng tinh tế.

Có thể thấy, nghề trồng lanh dệt vải của người Mông như một minh chứng về sự cần cù, sáng tạo, vượt qua mọi điều kiện khó khăn, khắc nghiệt của tự nhiên để vươn lên trong cuộc sống. Những tấm vải lanh rực rỡ sắc màu còn giúp chúng ta hiểu được văn hóa truyền thống quý báu mà người Mông luôn gìn giữ trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình.

Báo Quân đội nhân dânnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw