Người dân được mua bán, sử dụng loại pháo nào dịp Tết?

Nếu là cá nhân thì không được phép kinh doanh pháo hoa của Bộ Quốc phòng; người nào có hành vi bán pháo hoa trái phép vào dịp Tết Nguyên đán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2 - 5 triệu đồng; Pháo nổ và pháo hoa nổ, đây 2 là loại pháo không được phép sử dụng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bị phạt hành chính từ 2-5 triệu đồng

Bộ Công an trả lời câu hỏi của người dân về việc người dân mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng sản xuất về bán. Theo Bộ Công an, căn cứ theo Nghị định số 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo, tại khoản 1 Điều 5 nêu rõ các hành vi nghiêm cấm, trong đó bao gồm:

- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất pháo nổ.

- Mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu pháo nổ.

- Tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ.

Trừ các trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định.

Đồng thời, các điều kiện phải đảm bảo khi kinh doanh pháo hoa được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 137 như sau: Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa, đồng thời phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy.

Đối với người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn. Đặc biệt, chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Như vậy, căn cứ các quy định trên, có thể thấy người dân là cá nhân thì không được phép kinh doanh pháo hoa của Bộ Quốc phòng; chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa đồng thời phải đáp ứng đủ các điều kiện như đã nêu trên.

Cá nhân có hành vi bán pháo hoa trái phép vào dịp Tết Nguyên đán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2 - 5 triệu đồng; bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc bán pháo hoa trái phép quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

"Tính đến thời điểm hiện tại ở nước ta, chỉ duy nhất Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 (Nhà máy Z121) thuộc Bộ Quốc phòng là đơn vị được giao sản xuất, cung ứng pháo hoa. Do vậy, người dân phải mua pháo hoa từ Nhà máy Z121 được cấp giấy phép và chứng nhận hợp pháp từ Bộ Quốc phòng thì mới được phép sử dụng. Người dân cũng có thể mua pháo hoa tại các địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng 2024 được cấp phép kiểm định tại Hà Nội, TP HCM và các tỉnh thành khác", Bộ Công an lưu ý.

Cá nhân, tổ chức sử dụng pháo nổ là vi phạm

Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp đến, nhiều người dân có nhu cầu mua, sử dụng pháo hoa. Việc mua và sử dụng pháo hoa tại các nơi không được phép sản xuất, kinh doanh tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường đến tính mạng, sức khỏe và tình hình an ninh, trật tự ở địa phương.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 137/2020 của Chính phủ, pháo người dân được phép sử dụng là pháo hoa. Đây là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Các trường hợp được sử dụng pháo hoa gồm: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Nghị định 137 cũng quy định về sử dụng pháo nổ và pháo hoa nổ, đây 2 là loại pháo không được phép sử dụng. Trong đó, pháo nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, khi sử dụng gây ra tiếng nổ (pháo bánh, pháo quả… khi đốt gây ra tiếng nổ). Còn pháo hoa nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, thuốc pháo, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Các loại pháo trên người dân không được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, hoặc chiếm đoạt. (Trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định).

Báo Pháp luật

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi tố nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cùng 6 đồng phạm

Khởi tố nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cùng 6 đồng phạm

Ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cùng 6 bị can khác vừa bị Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) khởi tố bị can, bắt tạm giam do vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Thái Dương.

Giả mạo văn bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về cập nhật VssID 4.0

Giả mạo văn bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về cập nhật VssID 4.0

Các đối tượng xấu đã có văn bản giả mạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc cập nhật mới ứng dụng VssID nhằm lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân và tiếp đó là đánh cắp tài khoản cá nhân, gây thiệt hại về tài chính của người dân, ảnh hưởng đến uy tín của ngành bảo hiểm xã hội.

Bắt tạm giam Tổng giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan

Bắt tạm giam Tổng giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan

Chiều 19/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai, liên quan trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan.

Cảnh giác thủ đoạn mạo danh cán bộ bảo hiểm xã hội để chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác thủ đoạn mạo danh cán bộ bảo hiểm xã hội để chiếm đoạt tài sản

Công an tỉnh Quảng Ninh khuyến cáo, người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác với một thủ đoạn lừa đảo mạo danh cán bộ bảo hiểm xã hội để yêu cầu cập nhật Căn cước công dân, địa chỉ email,… vào ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” do sai thông tin, để chiếm đoạt tài sản.

254 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam chuẩn bị hầu tòa

254 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam chuẩn bị hầu tòa

Các cựu lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, đưa ra chủ trương làm trái quy định và nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn, từ đó dẫn đến sai phạm, tiêu cực mang tính hệ thống, trong thời gian dài tại các phòng, trung tâm đăng kiểm, chi cục đăng kiểm trên cả nước...

fb yt zl tw