Ngày quốc tế hạnh phúc (20/3): Hạnh phúc cho mọi người

Hạnh phúc là cảm giác của mỗi người, hài lòng với mọi thứ xung quanh. Mưu cầu hạnh phúc là quyền cơ bản của con người, nhưng hạnh phúc của mỗi người phụ thuộc vào môi trường xung quanh, và mỗi cá nhân đóng góp cho hạnh phúc chung của nhân loại cũng là đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Một gia đình trẻ dạo chơi ngày cuối tuần ở Hà Nội (Việt Nam).

Vào năm 2012, Liên hợp quốc đã công bố ngày 20/3 hằng năm là Ngày quốc tế hạnh phúc theo đề xuất của Bhutan - một quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố về sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý mức sống và chất lượng sống của người dân.

Theo Liên hợp quốc, Ngày quốc tế hạnh phúc là một dịp để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hạnh phúc trong cuộc sống của nhân loại trên khắp thế giới. Liên hợp quốc cũng lưu ý thêm rằng hạnh phúc không chỉ bắt nguồn từ sự sung túc về kinh tế mà còn từ những cử chỉ quan tâm, biết ơn và tử tế giữa con người với nhau; và mọi người cần trân trọng và lan tỏa hạnh phúc đang có vì một thế giới hạnh phúc và tốt đẹp hơn.

Khái niệm “hạnh phúc” được định nghĩa rất rộng. Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, hạnh phúc không chỉ xoay quanh sự sung túc về kinh tế mà còn là sự quan tâm của mỗi cá nhân trong xã hội. Ngày quốc tế hạnh phúc có ý nghĩa hối thúc chính phủ các nước thành viên đưa hạnh phúc và phúc lợi của người dân vào các kế hoạch quốc gia và mục tiêu chính sách công, nhằm tạo nên sự hài hòa trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, để đảm bảo con người có một tương lai bền vững. Việc tôn vinh hạnh phúc của nhân loại cũng được xem là bước đi cụ thể để các quốc gia có thể sống thân ái, hòa bình với nhau, tạo dựng một thế giới hạnh phúc.

Một số nhà nghiên cứu thì cho rằng, hạnh phúc còn bao gồm sức khỏe tốt, có đủ lương thực nuôi bản thân và gia đình, đủ tiền để làm và mua những gì mình muốn và có những khoảng thời gian vui vẻ bên gia đình…

Hạnh phúc còn có nghĩa là có thể nói ra những gì mình nghĩ mà không sợ hãi, được theo tôn giáo mà bạn lựa chọn, cảm thấy an toàn trong chính ngôi nhà của mình và có cơ hội được học tập, trở thành doanh nhân…

“Hạnh phúc cho mọi người” là chủ đề của Ngày quốc tế hạnh phúc năm 2024 nhằm khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng có hoạt động tích cực đem lại hạnh phúc cho người thân, gia đình, cộng đồng.

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với không ít thách thức, các chuyên gia cho rằng con đường xây dựng một thế giới hạnh phúc không phải lúc nào cũng bằng phẳng, có nhiều yếu tố không thể thay đổi một sớm một chiều (bạo lực, xung đột...) hay khó lường trước (thiên tai, dịch bệnh...). Nhưng thế giới vẫn có thể hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn nhờ cách phản ứng của con người trước những khó khăn, thách thức. Những khó khăn trong môi trường quốc tế lại giúp nêu bật và làm tỏa sáng tình yêu thương nhân loại, quan tâm lẫn nhau vì hạnh phúc của tất cả mọi người. Đó là cách thế giới đang lan tỏa hạnh phúc, xây dựng một thế giới hòa bình, công bằng và bền vững cho tất cả mọi người.

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày 26/12/2013 phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 hàng năm” nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân, gia đình, toàn xã hội về Ngày quốc tế hạnh phúc, từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc của người Việt Nam; tăng cường sự tham gia, phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với các hoạt động nhân Ngày quốc tế hạnh phúc. Đây là dịp nhắc nhở mọi người kế thừa, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, hiếu nghĩa của dân tộc Việt Nam; yêu thương và chia sẻ để tìm thấy cho mình và giúp những người xung quanh, trước hết là gia đình, có nhiều giây phút hạnh phúc đích thực... Ngày quốc tế hạnh phúc cũng là hình thức lan tỏa giá trị hạnh phúc, hình thức để mang lại hạnh phúc cho mọi gia đình, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng môi trường sống, học tập và làm việc hạnh phúc. Trong đó, mỗi gia đình hạnh phúc sẽ là nền tảng của xã hội hạnh phúc. Mọi gia đình đều hạnh phúc thì sẽ tạo dựng được xã hội, đất nước hạnh phúc.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hồi sinh cuộc sống sau thiên tai

Hồi sinh cuộc sống sau thiên tai

Sau những mất mát nặng nề do lũ quét, sạt lở đất gây ra trong những năm qua trên địa bàn huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và sự chung tay của cộng đồng, cuộc sống của người dân ở các khu tái định cư đã ổn định. Những ngôi nhà mới khang trang mọc lên thay thế cho cảnh hoang tàn sau thiên tai, mở ra một hành trình hồi sinh bền vững nơi rẻo cao.

Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Những ngày gần đây, mạng xã hội và các diễn đàn đang lan truyền thông tin từ ngày 1/7/2025, khi Luật Công chứng 2024 có hiệu lực, việc mua bán nhà đất sẽ không còn bắt buộc phải công chứng. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng chỉ cần xác thực qua ứng dụng VNeID là đủ để các hợp đồng giao dịch bất động sản có giá trị pháp lý.

Người cao tuổi không có lương hưu sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng từ 1/7/2025

Người cao tuổi không có lương hưu sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng từ 1/7/2025

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, từ ngày 1/7/2025, công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên, không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo với mức dự kiến 500.000 đồng/tháng.

Thu hẹp bất bình đẳng kép, kiến tạo phát triển bền vững ở những vùng dân tộc thiểu số

Thu hẹp bất bình đẳng kép, kiến tạo phát triển bền vững ở những vùng dân tộc thiểu số

Ở vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều thiếu thốn, phụ nữ dân tộc thiểu số đã và đang gánh chịu sự bất bình đẳng kép: khoảng cách giới và khoảng cách địa lý. Những rào cản này khiến họ khó tiếp cận với giáo dục, việc làm và các cơ hội phát triển.

Những người nhiều “sổ đỏ”

Những người nhiều “sổ đỏ”

Không nặng về giá trị vật chất, những cuốn “sổ đỏ” đặc biệt mà chỉ những ai tham gia hiến máu mới được sở hữu lại mang trên mình giá trị nhân văn lớn lao, là nghĩa cử cao đẹp mà biết bao người có trái tim nhân ái trao tặng vì cuộc sống cộng đồng.

Thành lũy phòng chống thiên tai

Thành lũy phòng chống thiên tai

Cộng đồng là nơi đầu tiên chịu tác động khi thiên tai xảy ra, nhưng cũng là lực lượng đầu tiên đứng lên ứng phó. Một cộng đồng vững mạnh không chỉ giảm nhẹ được rủi ro cho chính mình mà còn là nền tảng quan trọng cho phát triển bền vững.

fb yt zl tw