Ngày Nam Bộ kháng chiến: Mốc son lịch sử vẻ vang của dân tộc

Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945) là một son trong lịch sử hào hùng của dân tộc ta, là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, ý chí bảo vệ độc lập, tự do, tinh thần quật cường, hào khí của quân dân Nam bộ, xứng đáng với danh hiệu vẻ vang “Thành đồng Tổ quốc” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi, mở ra bước ngoặt lớn, đem lại cho cách mạng Việt Nam thế và lực mới. Song không lâu sau đó, ngày 23/9/1945, đúng 3 tuần sau khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam độc lập, thì tại Sài Gòn, thực dân Pháp nổ súng quay lại xâm chiếm nước ta lần thứ 2. Nhân dân Nam Bộ chưa kịp hưởng niềm vui hòa bình, độc lập, tự do bao lâu thì lại phải bắt đầu cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.
Đêm 22 rạng ngày 23/9/1945, thực dân Pháp dựa vào quân Anh, tiến hành gây hấn đánh chiếm các cơ quan đầu não của chính quyền cách mạng ở Sài Gòn.
Trước hành động Pháp công khai tiến hành chiến tranh xâm lược, sáng ngày 23/9/1945, Xứ ủy và Ủy ban hành chính Nam Bộ đã tiến hành họp khẩn cấp để bàn việc thực hiện chủ trương kháng chiến của Trung ương Đảng tại số nhà 107 đường Cây Mai thuộc Chợ Lớn (nay là đường Nguyễn Trãi, Quận 5). Hội nghị phân tích những âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp, thái độ đồng lõa của đế quốc Anh và quyết định thành lập Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ, do ông Trần Văn Giàu làm chủ tịch. Hội nghị đã thông qua "Lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ”:
 "…Hỡi đồng bào!
Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Pháp, tiêu diệt tay sai của chúng.
Hỡi anh em binh sĩ, quân dân tự vệ!
Hãy nắm chặt vũ khí trong tay xông lên đánh đuổi thực dân Pháp cứu nước.
Cuộc kháng chiến bắt đầu!”
Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, chiều ngày 23/9/1945, Sài Gòn triệt để tổng đình công, không hợp tác với thực dân Pháp. Các công sở, xí nghiệp, cửa hàng đều đóng cửa, chợ không họp, xe ngừng chạy, điện, nước bị cắt, chướng ngại vật mọc lên khắp nơi. Các đơn vị xung phong, Công đoàn và Thanh niên tiền phong lập tức chiếm lĩnh vị trí chiến đấu đánh trả quân địch. Đông đảo quần chúng nhân dân Sài Gòn hăng hái tham gia bảo vệ độc lập với tinh thần "độc lập hay là chết”, quyết tâm thực hiện lời thề "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Ngày Nam Bộ kháng chiến: Mốc son lịch sử vẻ vang của dân tộc ảnh 1
Lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ. Ảnh: Bảo tàng TP HCM 
Theo sát tình hình, Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên có những chỉ đạo kịp thời, sát sao đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Ngay trong ngày 23/9/1945, sau khi nhận được điện của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập khẩn cấp Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn y quyết tâm kháng chiến của Nam Bộ và cử một phái đoàn của Trung ương vào Nam Bộ để cùng Xứ ủy chỉ đạo cuộc kháng chiến.
Ngày 26/9/1945, qua Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào Nam bộ khẳng định quyết tâm kháng chiến của Trung ương Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước:
"Hỡi đồng bào Nam Bộ!…
Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của cả quốc dân.
Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc tranh đấu của chúng ta là chính đáng”…
Đáp lại lời kêu gọi của Người, quân và dân Nam Bộ sục sôi ý chí chiến đấu, đã nhất tề đứng lên, xông pha mặt trận quyết chiến với kẻ thù xâm lược.
Bằng sự kiên cường, bất khuất, quân và dân Nam bộ nói chung, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định nói riêng đã chiến đấu kìm chân quân Pháp trong thành phố, thị xã, tiêu hao nhiều sinh lực địch, kẻ địch bị động, bất ngờ và chùn bước, phải chôn chân ở miền Nam nhiều tháng ròng để cả nước chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.
Tiếng súng kháng chiến ở Sài Gòn - Chợ Lớn đã gây chấn động cả nước, thanh niên miền Bắc và miền Trung tình nguyện lên đường vào Nam đánh giặc, phong trào "Nam tiến” xuất hiện khắp nơi. Cả nước đã chi viện tối đa sức người, sức của cho Nam bộ, nhiều đoàn quân Nam tiến được thành lập, Quỹ Nam bộ kháng chiến ra đời, nhân dân quyên góp tiền bạc, quần áo, gạo, thuốc men chi viện cho đồng bào Nam bộ kháng chiến…
Ngày Nam Bộ kháng chiến: Mốc son lịch sử vẻ vang của dân tộc ảnh 2
Nhân dân Nam bộ nổi dậy kháng chiến chống Pháp. Ảnh tư liệu  
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược của quân và dân ta trong những ngày đầu ở Nam Bộ có ý nghĩa rất to lớn, đã ngăn chặn một bước sự xâm lược của thực dân Pháp, giáng một đòn mạnh mẽ đầu tiên vào âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, hoàn thành tốt nhiệm vụ kìm giữ quân địch trong thành phố và các thị xã trong một thời gian dài, góp phần to lớn vào công cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền nhân dân, chủ quyền dân tộc. Đồng thời, tỏ rõ tinh thần yêu nước quật cường và tinh thần chiến đấu anh dũng để bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
Để ghi nhận và biểu dương tinh thần chiến đấu kiên cường của quân dân Nam Bộ, tháng 2/1946, trong đợt tôn vinh chiến công vang dội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ tặng đồng bào Nam Bộ danh hiệu vẻ vang: "Thành đồng Tổ quốc”.
Từ gậy tầm vông, mã tấu cùng các loại vũ khí thô sơ, nhân dân miền Nam đã đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của quân dân miền Nam thật xứng đáng với danh hiệu cao quý "Thành đồng Tổ quốc". Trên suốt chặng đường dài lịch sử, nhân dân miền Nam giữ vững lời thề son sắt, đã hy sinh tất cả vì sự nghiệp đấu tranh cho Hòa bình - Độc lập -Thống nhất đất nước. Cuộc chiến đấu kiên cường của nhân dân miền Nam nói riêng cùng với nhân dân cả nước nói chung đã lập nên chiến công chói lọi. Với thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 
Ngày 23/9 đã đi vào lịch sử là "Ngày Nam bộ kháng chiến”, mở đầu cho cuộc kháng chiến gian lao mà anh dũng của nhân dân Nam bộ. Tinh thần "Ngày Nam bộ kháng chiến” là động lực to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
(Theo ĐCSVN)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện về quyền con người trong ASEAN

Việt Nam thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện về quyền con người trong ASEAN

Ngày 8/7, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 đã khởi động với hai hoạt động quan trọng là Đối thoại với Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) và Hội nghị Ủy ban Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ).

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Anh làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy xã Yên Bình về tổ chức đại hội điểm cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Anh làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy xã Yên Bình về tổ chức đại hội điểm cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 8/7, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tổ trưởng Tổ công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy xã Yên Bình về một số nội dung tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là đại hội điểm cấp xã của tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang làm việc với Ủy Ban kiểm tra Tỉnh ủy

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang làm việc với Ủy Ban kiểm tra Tỉnh ủy

Thực hiện Chương trình công tác, chiều 8/7, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy nhằm nắm tình hình tổ chức, vận hành bộ máy, kết quả thực hiện nhiệm vụ sau hợp nhất và định hướng triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Chuyến công tác của Thủ tướng làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Thủ tướng làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng có cuộc trả lời phỏng vấn về những kết quả đạt được trong chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 và tiến hành hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil từ ngày 4-8/7.

Kết quả Phiên họp 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, lãng phí, tiêu cực

Kết quả Phiên họp 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, lãng phí, tiêu cực

Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 28 để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2025, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, cùng một số nội dung quan trọng khác.

Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng hoa chúc đồng chí Tạ Văn Long - nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh nghỉ chế độ

Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Yên Bái (cũ) nghỉ chế độ và thường trực cấp ủy cấp huyện chuyển công tác về cấp xã

Chiều 7/7, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí nguyên Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (cũ) nghỉ chế độ và 43 đồng chí nguyên thường trực huyện ủy - thị ủy - thành ủy của 2 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái (cũ) chuyển công tác về cấp xã.

Quang cảnh hội nghị

Hội nghị lần thứ Hai Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2020 - 2025

Chiều 7/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ Hai để đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, bàn phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025; cho ý kiến vào dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030; cho ý kiến đối với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch đầu tư công, Kế hoạch ngân sách 6 tháng cuối năm 2025 và xem xét, quyết định các nội dung theo thẩm quyền.

Việt Nam sẵn sàng đóng góp tại các cơ chế đa phương

Việt Nam sẵn sàng đóng góp tại các cơ chế đa phương

Chiều 6/7, tại Rio de Janeiro, Bra​sil​, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về “Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo”.

fb yt zl tw